Ở các bài học trước, học sinh đã được học về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Tiếp theo các em sẽ học về quá trình tạo lập văn bản. Vậy quá trình để tạo lập một văn bản cần có các yếu tố và các bước như thế nào? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Qua bài học chúng ta được củng cố lại những kiến thức đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản, biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói và nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 1

I. Các bước tạo lập văn bản

1. Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi… thì người ta có nhu cầu tạo lập ra văn bản

2. Để tạo lập một văn bản, như viết thư cần xác định:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được 4 yếu tố, cần phải sắp xếp ý: ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… trình bày lo-gic và hiệu quả nhất.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản

Muốn viết thành văn cần:

– Viết đúng chính tả, ngữ pháp

– Dùng từ chính xác

– Sát với bố cục

– Có tính liên kết

– Có mạch lạc

– Lời văn trong sáng

→ Đối với văn tự sự cần đạt yêu cầu về lời kể chuyện hấp dẫn.

5. Muốn kiểm tra chất lượng văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu ở trên

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

– Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

– Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

– Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

– Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm

Bài 2 (trang 46 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Báo cáo kinh nghiệm bạn đó đã làm không phù hợp. Cần điều chỉnh theo:

– Có thể xen với việc kể công việc học tập, cần rút kinh nghiệm để bạn khác tham khảo

– Hướng đối tượng tiếp nhận của bạn vào các bạn học sinh khác chứ không phải hướng tới thầy cô giáo

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:

– Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau

– Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)

→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý

Bài 4 (Trang 47 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thay mặt En-ri-cô viết bài cần phải thực hiện:

– Định hướng văn bản:

+ Viết gửi cho bố

+ Nội dung: nói về sự ân hận của mình

+ Mục đích: mong bố tha lỗi

– Tìm ý, sắp xếp:

+ Cảm xúc khi đọc thư bố

+ Tình cảm đối với mẹ

+ Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm của mình

+ Hứa sửa chữa lỗi lầm

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 3

I. Các bước tạo lập văn bản

1.

– Người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản khi muốn trình bày ý kiến, trao đổi nguyện vọng tư tưởng nào đó.

– Điều thôi thúc mỗi người phải viết thư: bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến…

2. Các vấn đề cần xác định khi tạo lập một văn bản là:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được bốn vấn đề ở mục 2, chúng ta cần phải:

– Xây dựng bố cục cho văn bản: mở bài, thân bài, kết bài.

– Sắp xếp các vấn đề vừa xác định theo một trình tự hợp lý.

4.

– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa được gọi là một văn bản.

– Việc viết thành văn cần đạt được những yêu cầu:

Đúng chính tả
Đúng ngữ pháp
Dùng từ chính xác
Sát với bố cục
Có tính liên kết
Có tính mạch lạc
Kể chuyện hấp dẫn
Lời văn trong sáng
5.

– Văn bản cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.

– Khi kiểm tra cần dựa theo tiêu chuẩn: những yêu cầu cần đạt khi viết thành văn (chính tả, ngữ pháp, bố cục, liên kết, ngôn ngữ).

=> Tổng kết: Để làm một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:

– Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói cho ai), để làm gì, về cái gì và như thế nào?

– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác trong sáng có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có gì cần sửa chữa không.

II. Luyện tập

Câu 1.

a. Khi tạo lập các văn bản ấy, điều mà em muốn nói thực sự cần thiết.

b.

– Học sinh có/không quan tâm đến việc viết cho ai.

– Việc quan tâm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bài viết: Về cách xưng hô phụ thuộc vào đối tượng được nghe được đọc (với người lớn tuổi – xưng hô lễ phép, với bạn bè – xưng hô thân mật, gần gũi).

c.

– Học sinh có/không lập dàn bài khi làm văn.

– Việc xây dựng bố cục giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện về bài viết, tránh thừa hay thiếu ý, giúp cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết.

d.

– Sau khi hoàn thành bài văn cần kiểm tra lại.

– Tác dụng: tránh những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, thiếu ý…

Câu 2.

– Việc làm của bạn học sinh trong bài là không phù hợp.

– Cần thay đổi:

Bổ sung về nội dung: bài học kinh nghiệm
Sắp xếp lại bố cục bài báo cáo cho hợp lý.
Thay đổi cách xưng hô: Bài báo cáo không chỉ hướng đến đối tượng nghe là thầy/cô mà con có các bạn học sinh khác.


Câu 3.

a.

– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.

– Các câu văn không cần liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cần liền mạch về nội dung.

b.

– Khi lập dàn bài, cần xây dựng hệ thống ký hiệu đánh dấu mục lớn, nhỏ cho hợp lý và thống nhất.

– Để biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và được sắp xếp rành mạch, hợp lý phải dựa vào tên đề mục chính, phụ và các ý chính phụ. Ý chính bao hàm ý phụ.

Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải làm những việc gì?

Gợi ý:

* Các bước cần làm:

– Xác định:

Viết cho ai: bố
Viết để làm gì: xin lỗi và bày tỏ thái độ ân hận với bố
Viết về cái gì: nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
Viết như thế nào: đúng nội dung, thể hiện thái độ ân hận.
– Tìm ý và sắp xếp ý.

– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.

* Hướng dẫn lập dàn ý:

– Mở bài:

Gửi lời chào đến bố.
Lý do viết thư: Khi đọc được lá thư của bố, con rất xúc động và ân hận…
– Thân bài:

Bày tỏ sự ân hận: Ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ; Ân hận vì hành động của mình đã làm bố mẹ buồn.
Hy vọng nhận được sự tha thứ: Nhận lỗi với bố; Xin lỗi và mong được bố mẹ tha thứ.
Lời hứa sẽ không tái phạm.
– Kết bài: Bày tỏ tình cảm yêu thương chân thành đối với bố mẹ.

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 4

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đối với những người mới bắt đầu luyện tập tạo lập văn bản, để có thể tạo ra một văn bản tốt, cần phải thực hiện lần lượt các bước sau:

a) Định hướng nói (viết)

Trong bước này cần trả lời chính xác các câu hỏi:

– Nói (viết) cho ai? (đối tượng giao tiếp)

– Nói (viết) để làm gì? (mục đích giao tiếp)

– Nói (viết) về cáì gì? {nội dung giao tiếp)

– Nói (viết) như thế nào? {cách thức giao tiếp)

b) Tìm ý và sắp xếp ý thảnh bố cục

Sau khi định hướng, cần phảỉ tìm ý phục vụ cho bài nói (viết). Nhưng những ý tìm được đó mới là những ý tồn tại biệt lập, lộn xộn. Vì vậy, khi đã có ý, người nói (viêt) lại cần phải sắp xếp các ý đó thành một bố cục hợp lí theo đúng những gì đã dự kiến ở bước định hướng.

c) Diễn đạt các ý trong bố cục thảnh câu, đoạn, văn bản

Nêu bố cuc mới chỉ là bộ khung, là những nét phác thảo thì đến bước diễn đạt này, bộ khung đó, nét phác thảo đó sẽ được làm đầy, được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng câu chữ hết sức rõ ràng.

Từ ngữ, câu văn,… viết ra, nói ra cần đảm bảo chính xác, trong sáng và có sự liên kết, mạch lạc hết sức chặt chẽ với nhau.

d) Kiểm tra lại văn bản đã tạo ra

Đây là bước điều chỉnh những sai sót mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản. Bước này giúp cho việc nói (viết) văn bản được hoàn thiện hơn, đảm bảo đạt được mục đích đặt ra trong bước định hướng.

2. Văn bản cần đạt các yêu cầu: đúng chính tả, ngữ pháp, từ ngữ chính xác và sát bô cục, đảm bảo mạch lạc và tính liên kết, lời văn trong sáng…

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi… thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết) văn bản.

Chẳng hạn: Trong việc viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người (hoặc cả hai) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc một vân đề nào đó mà chủ thể (người viết thư) hoặc đối tượng (người nhận thư) quan tâm.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, cần xác định bốn yếu tố:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi đã xác định được bốn yếu tố đó, cần phải sắp xếp ý (dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… sao cho việc trình bày lô-gíc và hiệu quả nhất.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản. Việc viết thành văn cần đạt nhiều yêu cầu, trong đó có:

– Viết đúng chính tả

– Viết đúng ngữ pháp

– Dùng từ chính xác

– Sát với bố cục

– Có tính liên kết

– Có mạch lạc

– Lời văn trong sáng

Ngoài ra, đối với văn tự sự cần đặt thêm yêu cầu lời kể chuyện hấp dẫn.

5. Muốn kiểm tra chất lượng một văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu trong mục 3 và mục 4.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Dựa vào công việc đã làm (tạo lập văn bản) trong các tiết Tập làm văn để trả lời từng ý của câu hỏi.

2. Báo cáo kinh nghiệm học tập như bạn đó đã làm là không phù hợp. cần điều chỉnh theo hướng sau:

a) Có thể xen với việc kể về công việc học tập, cần rút ra kinh nghiệm để bạn khác tham khảo.

b) Hướng nội dung trình bày vào đối tượng giao tiếp chính của bạn là học sinh chứ không phải là các thầy cô giáo.

3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài:

a) Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết rõ ý nhưng không nhất thiết là những câu văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

b) Muốn phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, cần thống nhất hệ thống kí hiệu, ví d : I – (hoặc II, III…,) là ý lớn nhất, sau đó đến 1. (hoặc 2, 3, 4…,) là ý nhỏ hơn; rồi đến a) hoặc b), c)…, và các gạch đầu dòng, các dâu cộng (+) là các ý nhỏ hơn V. V…

Chính hệ thống các kí hiệu này sẽ giúp cho việc kiểm soát xem các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa.

4. Nếu thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu, người viết phải thực hiện các bước tạo lập một văn bản như đã nói ở mục II – Hướng dẫn tìm hiểu bài trên đây.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)