Việc thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh. Vì thế, hãy sử dụng ngay một số loại thực phẩm chống cảm cúm khi trời chuyển lạnh đột ngột nhé.

Trà xanh

Một cách khác để bổ sung nước là nhâm nhi một tách trà nóng. Cảm cúm thường gây ra những triệu chứng liên quan đến đường hô hấp trên, do đó uống đồ uống nóng có thể giúp lưu thông đường thở tốt hơn nước ở nhiệt độ bình thường. Chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên uống trà xanh vì chúng chứa lượng chất oxy hóa cao hơn so với trà đen. Bạn có thể thêm một chút mật ong để giúp làm dịu đau họng và giảm ho.

Rau và trái cây có màu sắc tươi sáng

Ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có rất nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn khỏe mạnh để bảo vệ cơ khỏi những tình trạng mạn tính. Hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại khi bạn mắc bệnh và các chất chống oxy hóa có vai trò tăng cường đề kháng của cơ thể, giúp bạn mau chóng hồi phục.Bạn nên chọn những thực phẩm có màu sáng, đậm như ớt chuông, cam và táo vì chúng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Nếu bạn không thể ăn được nhiều, hãy ăn những thứ mang đến giá trị cao nhất.

Nước cam

Bạn cũng có thể uống một số thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn nước cam. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nước cam giúp giảm bớt thời gian bạn mắc cảm cúm hay cảm lạnh. Tuy nhiên, uống quá nhiều khiến cơ thể hấp thu một lượng lớn vitamin C một lúc có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Thay vì uống cùng lúc một ly nước cam lớn, bạn có thể pha với nước thành nhiều ly nhỏ. Như vậy, bạn có thể hấp thu được 100% lượng vitamin C được đề nghị hàng ngày.

Ăn súp gà

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thơi làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt’, vị chuyên gia này nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch gà và cho vào nồi ngập nước luộc sôi. 
  • Sau đó thêm cánh gà, hành tây, khoai lang, củ cải trắng, cà rốt vào. Đun sôi khoảng 1,5 tiếng, vớt bọt thường xuyên.
  • Tiếp theo cho cần tây và rau mùi. Nấu hỗn hợp khoảng thêm 45 phút hoặc lâu hơn. Nêm gia vị vừa ăn.
  • Sau đó lấy thịt gà ra xé nhỏ, chan nước súp kèm thêm chút tiêu.

Ăn nhiều các loại đậu

Bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm. Nhất là nếu bạn đã bị tiết trời lạnh hành hạ khiến đau nhức cơ thể, đau họng đến nỗi không thể nuốt được cái gì quá cứng, lúc này ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể bổ sung protein ở những dạng khác như thức uống có chứa đạm hoặc thay thế bằng những thực phẩm giàu protein khác hợp khẩu vị hơn. Protein từ thực vật trong các loại đậu và đậu Hà Lan có vẻ dễ ăn hơn. Tương tự như thịt gà, chúng cũng rất ngon khi chế biến trong các món súp, hầm…

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.

Uống trà gừng

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Chưa hết, sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả. Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh. 

Tăng cường những món ăn có nghệ

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất, trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh. Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.

Chế độ ăn BRAT

Khi bị cảm cúm, một số người sẽ cảm thấy buồn nôn hay đau dạ dày, đường tiêu hóa. Trường hợp này, bạn có thể sử dụng những thực phẩm nhẹ nhàng để dạ dày dễ dàng dung nạp. Do đó, chế độ ăn BRAT khá phù hợp, chúng bao gồm các thực phẩm giúp cầm tiêu chảy, ít chất xơ nhưng vẫn đủ dinh dưỡng, bao gồm: chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng.

Tăng cường thịt bò

Một dưỡng chất khác mà bạn cần bổ sung thêm khi bị bệnh là kẽm. Các nghiên cứu cho thấy khoáng chất này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và bổ sung kẽm, do đó sẽ giảm thời gian mắc bệnh cúm thông thường. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các nguồn thực phẩm.

Trong 85g thịt bò có chứa khoảng 7mg kẽm, cung cấp gần một nửa giá trị khuyến cáo hàng ngày cho một người lớn. Ngoài ra, thịt bò cũng giàu protein và vitamin B, giúp bạn phục hồi hoàn toàn khi bị cảm cúm. Đồng thời, sử dụng chúng để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm cũng là ý tưởng tuyệt vời. Những nguồn thực phẩm có thể cung cấp kẽm khác là hàu và tôm.

Trả lời