Bên cạnh những làng nghề truyền thống như Gốm Bát Tràng, Làng rối nước Đào Thục, làng Kiêu Kị- dát vàng quỳ, làng Cót – vàng mã, Làng La Khê – the lụa, dệt lụa Vạn Phúc, làng kim hoàn Định Công, làng Cự Khê với nghề làm miến, làng Vòng với sản phẩm cốm, làng Phú Đô với bún thì hiện nay Hà Nội có thêm những làng nghề mới như: làng nghề gốm sứ Giang Cao, làng nghề Tranh Khúc – bánh chưng, làng nghề nuôi Rắn Lệ Mật, làng nghề Vạn Điển.

Làng nghề tủ bếp Phú An

Làng nghề Phú An nằm ở huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc về Hà Nội mới nổi lên với một cái tên mới “Làng nghề tủ bếp”. Cách trung tâm Hà Nội 30km về phía tây, diện tích rộng tập trung hơn 200 xưởng làm tủ với hàng nghìn lao động của các xã, huyện lân cận, tập trung chính vào mặt hàng tủ bếp cung cấp chính cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sản phẩm tủ bếp Phú An đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. 

Làng Lệ Mật

Làng Lệ Mật phía bên kia sông thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề nuôi, bắt và chế biến thịt rắn. Hàng năm trong ngày hội làng người dân còn mở các hội thi rắn như: rắn to, rắn đẹp, rắn lạ mắt và các trò vui chơi liên quan tới rắn như múa rắn ngoài ra họ còn tổ chức các buổi phổ biến và truyền lại các kinh nghiệm về nuôi, bắt, cách sử dụng nọc rắn, cách chữa rắn cắn hay các món ăn về rắn. Tới làng Lệ Mật quý khách có thể thưởng thức các món ăn chuyên về rắn hoặc tìm các sản phẩm liên quan để mang về chữa bệnh như: bỏng, khô da, hen suyễn, thấp khớp, động kinh rong huyết. Từ xưa tới nay nuôi rắn là một nghề rất nguy hiểm, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, người dân làng Lệ Mật nhạy bén cũng chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi kết hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng với đặc sản Rắn ngày càng mở rộng để phục vụ người dân trong và ngoài nước.

Làng nghề Tranh Khúc

Làng nghề có cái tên Thanh Khúc hay được gọi Tranh Khúc tại huyện Thanh Trì, Hà Nội gắn liền với sản phảm Banh Chưng xanh – món ăn dân tộc không thể thiếu được từ sự tích về chàng hoàng tử Lang Liêu thời các Vua Hùng dựng nước và trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày tết .
Nghề gói bánh của làng có truyền thống tới nay cũng được 25 năm truyền đi truyền lại cũng được 3 tới 4 đời. Bánh Chưng của làng hầu hết được gói bằng tay xong chiếc nào chiếc ấy vuông hình sắc cạnh trăm cái đều cả trăm. Bánh Chưng trước kia được dùng chủ yếu vào dịp tết xong những năm gần đây bánh được ưa chuộng nên trong làng gói quanh năm. Tuy nhiên về làng những ngày giáp tết từ 20 tháng chạp đổ đi dân làng nhộn nhịp vào mùa với lá dong bếp lửa ngày đêm nhằm phục vụ tết cho bà con thủ đô và các vùng lân cận.

Làng nghề Vạn Điển

Làng nghề đồ gỗ Vạn Điển thuộc xã Vạn Điển, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, xuất thân từ làng nghề buôn bán gỗ, với sự nhạy bén, tinh thần yêu lao động sáng tạo, tỉ mỉ của những người thợ luôn sáng tạo không mệt mỏi đã mang lại một luồng gió mới tới với những người thợ mộc ở Vạn Điển. Hình thành và phát triển khoảng 20 năm đổ lại xong các sản phẩm được làm ra từ Vạn Điển luôn được đánh giá là đồ gỗ đẹp, tinh tế sánh ngang hàng với sản phẩm từ các làng nghề mộc nổi tiếng cả nước như: La Xuyên – Nam Định, Phú Xuyên – Hà Nội, Sơn Đồng – Hoài Đức.  

Làng nghề gốm sứ Giang Cao

Làng Giang Cao thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm Hà Nội. Gốm Bát Tràng từ xưa đã nổi tiếng trong và ngoài nước, gốm làng Giang Cao được coi như “sinh sau đẻ muộn” lại tìm cho mình một hướng đi riêng với các sản phẩm gốm phục vụ cho lĩnh vực tâm linh.  Đến nay người dân của Giang Cao đã tạo ra được sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường với các sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, nhiều màu sắc chất lượng độc đáo và chuyên sâu vào làm gốm ứng dụng trong kiến trúc và mỹ thuật. Nhiều dòng gốm của làng nghề men rạn, men co, men ngọc,… được thực hiện trên các sản phẩm như lọ hoa, đồ thờ, các hình con giống, và đặc biệt sản phẩm tranh gốm thực sự gây ấn tượng mạnh với khách du lịch.

Trả lời