Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì hãy cùng xem và dạy bé học các bài thơ sau để giúp các bé trở thành những quý cô, quý chàng trong tương lai.

Thói quen “Cất đồ chơi gọn gàng”

Ngay từ khi còn bé, bạn hãy tập cho bé cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong và để tạo thành thói quen cho bé thì nó cần thời gian dài rèn luyện.
Khi bé để đồ chơi lung tung, bạn thường la mắng bé rồi sau đó lại tự tay đi dọn dẹp thế là xong. Vậy làm sao bé có thói quen cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, thói quen nào cũng cần do tập luyện chứ đâu phải tự nhiên là có. Thay vì phê bình bé, bạn hãy gọi bé lại và bảo bé cùng cất đồ chơi với bạn, đồng thời dạy cho bé biết rằng chơi xong bé cần cất đồ chơi vào chỗ cũ. Nếu lần sau bé chơi xong không cất đi thì bạn sẽ không cho bé chơi đồ chơi nữa. Dần dần bé sẽ biết phải cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi và bạn cũng không cần la mắng bé nữa.

Thói quen “Giao tiếp với bạn”

Bắt đầu biết nhận thức, thường các bé chỉ thích chơi một mình và không muốn chia sẻ đồ chơi cho ai khác. Tuy nhiên bạn hãy cho bé biết rằng đó là tính chưa tốt và dạy bé cần phải chia sẻ đồ chơi với bạn bè, anh chị em trong gia đình vì khi chơi chung với người khác bé sẽ cảm thấy vui hơn khi chơi một mình. Và biết chia sẻ, hòa thuận với người khác là một đức tính tốt mà bé cần có.

Thói quen “Xếp hàng”

Hiện nay, việc chen lấn khi đến những chỗ cần phải xếp hàng dường như đang là thói quen xấu của đa số người dân Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, trẻ em hay người lớn. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy ngay từ bây giờ, khi các bé còn nhỏ, bạn hãy tập cho bé tính kiên nhẫn và dạy bé cần phải xếp hàng đợi đến lượt mình khi đến những chỗ đông người. Bên cạnh đó bạn hãy xếp hàng để là tấm gương cho bé học theo. 

Thói quen “Đi học và về nhà”

Khi bé lên hai, lúc này bé đã nói được khá nhiều từ và có những bé đã bắt đầu được ba mẹ cho đi học mẫu giáo. Lúc này bạn hãy bắt đầu dạy bé cách chào hỏi mọi người. Khi đi học hay đi chơi thì bé chào những thành viên ở nhà, khi đến lớp chào cô giáo, khi ra ngoài gặp ai thì chào người đó, tùy theo tuổi tác của người đối diện mà có cách xưng hô phù hợp. Đồng thời với đó là thái độ của ba mẹ, khi bé quên hãy nhắc nhở bé, lâu dần nó sẽ tạo thành thói quen, khi bé đã biết chủ động chào hỏi mọi người mà không cần đến sự nhắc nhở của bạn thì bạn hãy dành cho bé những lời khen để bé tiếp tục phát huy thói quen tốt này. 

Thói quen “Không kén ăn”

Hiện nay, vấn đề biếng ăn, kén ăn, lười ăn ở trẻ em đang là vấn đề đau đầu của các bà mẹ. Khi bé nhận biết được các loại thức ăn, bắt đầu xuất hiện những món bé thích và không thích nhưng thay vì chỉ cho bé biết bé nên ăn đủ các loại thực phẩm thì bạn lại đáp ứng theo yêu cầu của bé, chính từ đó đã dẫn đến tình trạng kén ăn khi bé lớn. 
Khi bé không thích thực phẩm nào đó, bạn hãy chỉ cho bé biết lợi ích của thực phẩm đó và tác hại nếu bé không ăn thực phẩm đó và cho bé biết bé cần phải ăn đủ các loại thực phẩm để bé có thể phát triển toàn diện. Đồng thời bạn cũng nên thay đổi cách nấu đối với loại thực phẩm đó để bé hứng thú hơn. 

Thói quen “Lắng nghe người khác”

Bé bước qua 2 tuổi, ngôn ngữ của bé phát triển khá nhiều kéo theo là trí tư duy của bé cũng phát triển, lúc này bé rất muốn được giao tiếp trò chuyện với ông bà, ba mẹ trong gia đình bằng những câu hỏi của bé để giải đáp những thắc mắc của bé ở xung quanh. Tuy nhiên thì bé chưa thể biết rằng lúc nào nên hỏi lúc nào không, bất kể lúc nào bé có gì thắc mắc bé đều có thể nói hay hỏi chúng ta ngay cả khi ta đang nói chuyện với người khác hay đang dạy bé. Chúng ta hay gọi hiện tượng này là “nói leo” và cho rằng các bé như thế không ngoan. 
Đó không phải là lỗi của bé, bạn nên dạy bé biết lắng nghe người khác, dạy bé biết khi ba mẹ ông bà đang nói chuyện thì bé không nên ngắt lời, lúc này bé nên ngồi yên lắng nghe, đợi mọi người nói xong rồi bé hãy nói. Nếu các bạn thường xuyên nhắc nhở bé thì lâu dần nó sẽ trở thành đức tính tốt cho bé. 

Thói quen “Khi bị phê bình”

Khi bé làm sai điều gì, bị ông bà, ba mẹ hay thầy cô phê bình thì thái độ của đa số các bé thường là buồn, giận dỗi,… bởi vì bé chưa nhận biết được cái sai của mình, bé nghĩ mình đúng và bị oan. Vậy trước khi phê bình bé, bạn hãy chỉ cho bé biết là bé làm thế là sai, làm thế nào mới là đúng xong bạn chỉ cho bé biết khi bị phê bình, bé không nên có thái độ buồn, giận dỗi mà hãy lắng nghe để sửa sai. Từ đó bé sẽ biết sửa thái độ của mình và sửa chữa những sai lầm đã mắc phải để sau này không mắc phải nữa.

Thói quen “Ở nhà một mình”

Khi bé lớn, bạn cần ra ngoài và không thể đem bé theo, lại không thể gửi bé cho ai trông hộ và bạn cảm thấy có thể để bé ở nhà một mình thì bạn hãy dạy bé ở nhà không được nghịch những đồ vật nguy hiểm như phích nước, dao, kéo,… và bé nên ngồi chơi đồ chơi ngoan ngoãn đợi bạn về. Đồng thời bạn cũng nên dạy bé biết tránh xa người lạ, bé không được mở cửa cho người lạ vào nhà khi ba mẹ vắng nhà, chỉ khi nào ba mẹ về gọi cửa thì bé hãy mở cửa.

Thói quen “Khi đi du lịch”

Đối với trẻ em, đi chơi luôn là điều các em vô cùng thích thú. Tuy nhiên, khi cho trẻ đi chơi các bạn luôn lo lắng bé sẽ bị lạc vì tính các bé rất hiếu động, thích chạy nhảy khám phá, nhất là lúc ba mẹ cho bé đi du lịch ở trường cùng thầy cô và bạn bè. Bạn hãy dạy cho bé nhớ rằng khi đi chơi cần theo sát người lớn, bạn bè và thầy cô, bé không nên tự ý chạy đi chơi một mình, bé sẽ dễ bị lạc và không về được nhà với ba mẹ. 

Trả lời