Bạn có biết ai là một trong số những vị tướng tài giỏi của nước ta không? Bạn biết gì về họ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo (1228-1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn quê ở làng Tức Mặc, hưyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh. Ông là người thống lĩnh và chỉ huy quân sự Đại Việt trong ba lần đánh quân Nguyên Mông (1257- 1288) – đội quân mạnh nhất thời bấy giờ. Tháng 2/1984, ông được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp ông là 1 trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới. Ông được nhân dân tôn gọi là Đức Thánh Trần và đặt tượng đài tưởng nhớ ông ở nhiều nơi.

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) sinh tại xã An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là người lãnh đạo và thành lập quân đội nhân dân việt Nam ngày 22/12/1944. Năm 1954, ông lãnh đạo quân đội Việt Nam và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu. Ông cũng góp công trong việc đánh bại Đế quốc Mỹ (1975), giải phóng dân tộc. Ông cũng là một trong số những vị tướng không trải qua bất kì trường lớp quân sự nào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng thứ 2 của Việt Nam được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp vào danh sách 10 vị tướng giỏi nhất thế giới. Đại tướng mất ngày 4/10/2013 tại bệnh viện quân y 108 Hà Nội. Hưởng thọ 103 tuổi.

Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt (1019- 1105) tên thật là Ngô Tuấn, người xã Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội, ông là Đại tướng quân kiêm nguyên soái dưới thời vua Lý Thánh Tông. Năm 1075, nhà Tống âm mưu đem quân sang xâm lươc nước Nam, ông là người đầu tiên dẫn quân sang Bắc chinh phạt và dành chiến thắng. Ông nổi tiếng với nhiều trận đánh nổi tiếng trong đó có trận đánh trên sông Như Nguyệt cùng bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” trong lịch sử.

Ngô Quyền

Chắc hẳn đây không còn là cái tên lạ lẫm với mỗi con dân đất Việt. Ngô Quyền (898- 944) sinh ra ở Châu Đường Lâm, là con rể Tiết Độ sứ Châu Đình Nghệ. Ông nổi tiếng với trận đánh giết quân Nam Hán năm 938 tại sông Bạch Đằng. Lúc bấy giờ ông đã dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều để đánh giặc, kết quả là quân Nam Hán thua chạy, quá nửa số quân lính địch phải bỏ mạng. Sau đó ông lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến đầu tiên cho nước ta.

Lê Hoàn

Lê Hoàn (941- 1005), là tổng chỉ huy quân sự dưới thời Đinh Tiên Hoàng. Năm 979, khi nhà vua bị sát hại, tình hình đất nước rối ren, nhà Tống xâm lược, lúc đó thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh tôn ông lên làm vua. Năm 981, quân Tống bị đánh bại.

Đinh Bộ Lĩnh

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, nay thuộc Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là con của Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ. Tên ông gắn với nhiều giai thoại như đánh trận giả, câu chuyện về long mạch đất Việt. Năm 926, đất nước loạn lạc hình thành 12 sứ quân. Ông cùng Đinh Liễn chiêu mộ binh tài, dẹp loạn, cứu nguy cho nước nhà. Năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Hoa Lư Ninh Bình.

Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ (1753- 1792) sinh ra và lớn lên tại Tây Sơn, Bình Định. Ông có công lớn trong việc đánh đổ hai thế lực Đàng Trong và Đàng Ngoài. Trong trận Ngọc Hồi, Đống Đa (1788), tuy quân địch có hơn 20 vạn, nhưng dưới tài chỉ đạo của Quang Trung đã đánh đại bại quân Mãn Thanh, xác địch chất cao hơn núi. Ông cũng là một nhà lãnh đạo suất sắc khi chưa từng thất bại khi cầm quân. Tuy nhiên, ông mất khi mới 39 tuổi để lại sự nghiệp còn dang dở, là nỗi mất mát lớn của nước nhà.

Trả lời