Văn hóa lễ hội là đặc trưng của mỗi vùng miền trên toàn tổ quốc, mỗi nơi có những lễ hội khác nhau mang theo bản sắc của từng vùng, Vĩnh Phúc quê tôi cũng vậy, thật tự hào vì đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn những nét đẹp của văn hóa và con người nơi đây thông qua các lễ hội truyền thống, sau đây tôi xin giới thiệu 10 lễ hội tiêu biểu nhất của vùng quê mình.

Hội làng Bồ Sao

Thời gian: 15 – 16/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Lễ hội này nhằm tôn vinh văn lúa nước của chúng ta, những người trong làng sẽ đóng vai những người đi cày đi cấy, người đi bừa, đi cày, đi quăng mạ..,để làm sống lại như thời ban đầu của cha ông canh tác. Đến ngày 16 thì rước mạ lên kiệu đến đền Đuống, mâm mạ được đặt lên bàn thờ lễ thần, sau đó đem ra cấy.

Lễ hội chọi Trâu

Thời gian: Lễ hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra vào ngày 16 và ngày 17 tháng Giêng hàng năm.
Địa điểm: Lễ hội chọi trâu diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi nhắc đến lễ hội này là người dân Vĩnh Phúc ai ai cũng biết lễ hội này trở thành truyền thống hàng năm tại đây thu hút đông đảo người xem từ mọi miền tổ quốc đổ về. 
                                         Dù ai đi đâu về đâu
                                     Nhớ ngày 17 chọi Trâu thì về.
Tại xã Hải Lựu mỗi thôn sẽ chăm sóc, huấn luyện và nuôi dưỡng một ông cầu – tên gọi thân thiết mà người dân thường gọi Trâu. Trâu được mua thường được những người có kinh nghiệm trong làng trực tiếp đi tuyển chọn, và có chế độ ăn đặc biệt, hàng ngày được huấn luyện các miếng võ để thi đấu, cũng như tăng độ lì lợm. Trâu chọi bao giờ cũng đấu nhau bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía sau lưng hay mạng sườn, điều này thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Lễ hội Tây Thiên

Thời gian  diễn ra: Ngày 26/3 dương lịch ( tức 15/2 âm lịch).
Địa điểm: Sân Hữu Huyền Cung (đền Thõng) thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.
Lễ hội Tây thiên được tổ chức hằng năm tại danh thắng Tây Thiên, thu hút du khách thập phương đến xem rất là đông, nghi lễ được tổ chức trang trọng, đặc sắc, mang đậm bản sắc của dân tộc.
Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến quốc mẫu Lăng Thị Tiêu – Người đã có công đánh giặc dẹp loạn, và giúp nhân dân cải tạo đất đai phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra còn tổ chức khá nhiều trò chơi bổ ích cho thanh niên trong vùng như kéo co, đánh cờ, hát chầu…

Lễ hội Đình Thổ Tang

Thời gian:  từ ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Địa điểm: tại Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Lễ hội truyền thống Đình Thổ Tang diễn ra với các nghi thức trang trọng, thiêng liêng như: Rước sắc, rước nghinh từ Đền Trúc Lâm, rước Bình hương từ Miếu nhà nuôi về Đình, đón lễ quan anh, tổ chức tế lễ và hoàn sắc… Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu thể thao, trò chơi dân gian.

Hội bơi trải Tứ Yên

Thời gian: tổ chức vào 2 ngày 25 và 26 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Địa điểm: Tứ Yên – Sông Lô
Lễ hội bơi trải được tổ chức nhằm  để tái hiện lại những trận đánh tưng bừng ở trên sông của cha ông ta ngày xưa, Trải dùng trong hội bơi được đóng bằng gỗ trò đẽo liền, sơn đỏ. Đầu trải hình đầu chim phượng, thân trải thót dần uốn hình đuôi tôm cong ngược. Trải dài 20,5m, lòng trải chia thành nhiều khoang, chỗ rộng nhất là 1,5m. Mỗi trải có 36 tay dầm, chia thành 18 cặp ngồi hàng ngang. Người bơi trải là những trai tráng khoẻ mạnh được tuyển chọn, ngồi quỳ một chân xuống mạn trải theo tư thế thống nhất, tay cầm dầm đúng chiều. Người đứng hầu trải cởi trần đóng khố, lại trát lá mồng tơi lên người cho trơn để đối phương không nắm được. Người này có nhiệm vụ phất cờ, khi cần thì có nhiệm vụ vít tay lái của đối phương để vượt lên, Cuối cùng là người lái, mặc quần áo lụa, đội nón dứa đứng ở đằng cuối trải. Người này có kinh nghiệm cho trải đi đúng luồng lạch đôi khi tận dụng lợi thế vượt lên.

Hội đánh cờ

Thời gian: từ ngày 10-14 dương lịch.
Địa điểm: Làng Bích Đại Và Đồng Vệ – Lập Thạch
Trước khi  hội đánh cờ bắt đầu là nghi thức làm lễ. Từ  sáng ngày mùng 9 đến ngày 11 lần lượt là lễ mở cửa vào sáng mùng 9, đến mùng 10 tổ chức lễ vào tiệc, ngày 11 thì từ miếu xuống đình đón kiệu thánh. tiến hành rước kiệu từ đình lên miếu. Bắt đầu từ ngày 12 là hội đánh cờ bắt đầu. Hội này được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia rất đông của các nam thanh nữ tú đến tham gia. Cờ thi đấu ở đây là cờ tướng, mỗi bên gồm có Tướng: 1 – sĩ: 2 – tượng: 2 – xe: 2 – pháo: 2 – mã: 2 – tốt: 5. Đây là một môn thi đấu đòi hỏi tính chiến thuật rất cao, đôi khi chỉ cần đi nhầm một nước có tể thay đổi cụ diện toàn bàn cờ, chẳng thế mà người xưa đã đúc ra kinh nghiệm :
                                                                              Lỡ nước hai xe đành bỏ phí
                                                                          Gặp thời một tốt cũng thành công.

Trả lời