Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mùa của sự sống tươi tốt. Nhưng cũng chính thời tiết mùa xuân luôn ẩm ướt, mưa ngâu nên cũng là nguyên nhân gây sinh sôi của nhiều loại virus, là tác nhân gây nhiều căn bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của các bé còn yếu. Hãy cùng tìm hiểu những căn bệnh dưới đây và tìm ra cách phòng tránh nhé!

Thuỷ đậu

Thủy đậu là một căn bệnh dễ lây nhiễm, do virus Varicella Zoster gây nên, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc phải, đặc biệt vào mùa xuân do điều kiện không khí rất tốt cho virus sinh sản và gây bệnh. Thủy đậu cũng là bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc ngoài da với trẻ nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh này chính là triệu chứng xuất hiện các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa và chuyển thành mụn nước rồi khô đi sau 5 – 7 ngày. Cách phòng tránh tốt nhất cho trẻ đối với căn bệnh này chính là tiêm chủng phòng bệnh và tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu.

Viêm mũi dị ứng

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nên phấn hoa rất dễ dàng phát tán trong không khí gây nên ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi ở trẻ, gây nên viêm mũi dị ứng. Khi trẻ hít phải phấn hoa và có các biểu hiện dị ứng thì phụ huynh trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mũi từ nước muối để sát khuẩn. Và cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và có những biện pháp điều trị và có những loại thuốc hợp lý. 

Hen phế quản

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên thời tiết ẩm của mùa xuân rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là bệnh hen phế quản, nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ giảm sút, lại gặp phải các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, bụi, côn trùng,… phát triển mạnh khiến trẻ có thể trạng dị ứng khi hít phải. Để phòng tránh các cơn ho hen khó chịu này, cần phải bảo vệ cho trẻ trước các tác nhân gây dị ứng và môi trường. Đặc biệt cần bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh đường tiêu hoá

Mùa xuân chuyển sang hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn ọe. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, muốn không mắc các bệnh về đường tiêu hóa, các bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh đồ ăn thức uống cho trẻ, giữ gìn vệ sinh quanh nơi ở, nơi làm việc, ‘ăn chín uống sôi’, không sử dụng những thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu hoặc bảo quản không tốt để sức khỏe của bé và gia đình luôn được tốt nhất. 

Sốt phát ban

Sốt phát ban à căn bệnh rất thường xuyên xảy ra ở trẻ em vào  mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu là do virus thủy đậu, sởi, rubella,… gây bệnh chân tay miệng, thấp tim hoặc những bệnh chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ,… Mặc dù do virus lành tính gây ra nhưng vẫn có nhiều ca dị biến chứng do người lớn không có nhiều chú ý đến trẻ nhỏ. Cách phòng bệnh tốt nhất là các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến tiêm phòng định kỳ. 

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc cũng là căn bệnh trẻ rất dễ mắc phải xuất hiện vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý cho con đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người. Khi có triệu chứng cần nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để có những liệu pháp điều trị sớm nhất. 

Trả lời