Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp hàng ngày, trao đổi các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa người với người. Cùng với xu thế phát triển của thế giới hiện đại ngày nay, ngôn ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động đối ngoại. Ngoài tiếng mẹ đẻ thì việc học một ngôn ngữ mới với nhiều người giống như một cực hình. Tuy nhiên, đừng quá vội lo lắng, với những bí quyết bổ ích dưới đây chắc chắn bạn sẽ sớm đam mê và thích thú trong việc tìm hiểu, học hỏi và dần thành thạo một thứ tiếng khác, ngoài tiếng mẹ đẻ.

Vừa học vừa chơi

Nếu bạn coi việc học quá nặng nề và nghiêm trọng thì chắc chắn hiệu quả sẽ chẳng đến đâu, bạn học vì sở thích, vì đam mê nên hãy triển khai theo hướng tích cực nhất. Không nhất thiết phải là kiến thức trong sách vở, bạn có thể làm quen, tiếp cận với thứ ngôn ngữ đó thông qua phim ảnh để cải thiện vốn từ vựng và khả năng nghe, đọc những câu chuyện ngắn, nghe những bản nhạc yêu thích. Ngoài ra bạn có thể chủ động làm thơ, viết note hay sáng tạo bất cứ điều gì bạn nghĩ ra để tiếp thu hiệu quả ngôn ngữ đó. Học mà chơi, chơi mà học chắc chắn bạn sẽ thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều.

Xác định động cơ học tập

Điều này nghe có vẻ mang tính lý thuyết nhưng thực tế nếu bạn không có một mục tiêu cụ thể cho việc học ngôn ngữ mới thì bạn sẽ khó kiên trì học tập lâu dài được. Việc học có thể giúp bạn hiểu về những bộ phim dùng thứ ngôn ngữ đó, những bản nhạc yêu thích từ quốc gia đó, bạn học để đi du học, học để có một công việc với mức lương mơ ước, học để đi du lịch hoặc kiếm người yêu,… Cho dù động lực của bạn có là gì, hãy vạch ra và viết lên giấy nhớ, note trong điện thoại để nhắc nhở và giúp bạn có động lực học tập mỗi ngày.

Tự trò chuyện với chính mình

Điều này nghe có vẻ kì lạ nhưng đây lại là cách tốt nhất để bạn biết tạo phản xạ ngôn ngữ. Nếu bạn không tìm được người đồng hành, hãy tự trò chuyện và thiết lập các cuộc hội thoại với chính mình. Khi này chắc chắn bạn sẽ tự tin và thoải mái thể hiện vốn ngôn ngữ mình đang có để trò chuyện, để nói mà chẳng lo bị người khác xét nét hay soi mói, chê bai sự vụng về hay chưa thuần thục của mình.

Ra khỏi vòng an toàn

Nếu bạn cứ lo sợ mắc lỗi, lo sợ người ta chê cười thì mãi mãi chẳng bao giờ thuần thực được thứ ngôn ngữ mà bạn đang học, dù vốn từ vựng của bạn có tốt đến đâu. Hãy can đảm lên, sẵn sàng mắc lỗi, chủ động trò chuyện với người bản xứ, bắt chuyện với họ, nói những câu đơn giản như bàn về một món ăn, hỏi đường, một bộ phim hay bất cứ những gì bạn thấy thích thú. Người bản xứ vốn rất thân thiện và hoan nghênh những ai đang cố gắng học tập ngôn ngữ của quốc gia họ, họ sẽ nhiệt tình tiếp chuyện và sẽ chẳng chê cười bạn đâu. Nếu cứ yên tâm trong cái vùng an toàn của mình thì khả năng của bạn sẽ chẳng bao giờ khá lên được.

Lắng nghe nhiều hơn

Chúng ta thường bắt đầu với bất kì ngôn ngữ nào bằng việc nghe trước khi có thể dùng chúng để giao tiếp hàng ngày. Những bỡ ngỡ lúc ban đầu là khó tránh khỏi nhưng dần rồi bạn sẽ bắt kịp thói quen này, ngôn ngữ sẽ trở nên thân thuộc hơn, việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể học cách lắng nghe bằng cách xem phim có phụ đề, nghe nhạc, nghe qua các kênh TV hoặc radio.

Tìm một người bạn đồng hành

Một người đồng hành có chung đam mê chính là động lực để bạn nỗ lực học tập hơn. Bạn có thể thực hành bất cứ thứ gì đã học được với người đồng hành của mình. Cùng nhau sửa sai giúp đối phương, cùng vận dụng các lý thuyết vào thực tế, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhiệt huyết học tập sẽ thật tuyệt vời và phát huy những lợi thế sẵn có.

Trả lời