“Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh số 1

I. Đôi nét về tác giả Hoài Thanh
– Hoài Thanh (1909-1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942
– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm Ý nghĩa của văn chương
1. Xuất xứ
– “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
– Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương
– Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương
– Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương
3. Giá trị nội dung
Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
4. Giá trị nghệ thuật
– Giàu hình ảnh độc đáo
– Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc


III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)

– Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

– Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.


Câu 2 (Trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Văn chương là:

– Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.

+ Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng

+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.

– Văn chương còn tạo ra sự sống

+ Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.

Câu 3 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Công dụng văn chương theo Hoài Thanh:

– Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha

– Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên

+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật

Câu 4 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Luyện tập

Câu hỏi (trang 63 SGK): Giải thích câu của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và những dẫn chứng chứng minh câu nói đó:

+ Giải thích:

→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

+ Dẫn chứng:

→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Ý nghĩa – Nhận xét

Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

Bài soạn “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh số 6

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

*Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

Câu 2:

Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”.

*Giải thích và dẫn chứng để làm rõ các ý đó:

– “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, nó phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.

Ví dụ:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

– Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:

Ví dụ: Con người muốn có sức mạnh để chống lại thiên tai, lũ lụt như Sơn Tinh.

Câu 3:

*Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.

Câu 4:

a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận: văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b. Văn bản nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa…nguồn gốc của thi ca”.

II. LUYỆN TẬP:

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh:

– Trước hết, văn chương gây cho ta những tình cảm không có:

Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tính quyết đoán…tùy theo tính cách, cá tính của từng người đọc.

Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí: đã hình thành cho ta tình cảm thương xót, nỗi ân hận và sự vị tha.

– Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

Rèn luyện cái đã có tức là bản thân ta từ trước đã có rồi. Tức là, khi chưa đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, ta cũng đã có những tình cảm: thương xót một ai đó, ân hận khi làm một việc gì đó sai, tha thứ cho một người khác nhưng khi đọc ta sẽ nhận ra nó rõ hơn mà không bị che lấp bởi những cảm xúc khác.

Bài soạn “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh số 2

I. Một vài nét về tác giả

– Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, có vị trí lớn trong văn học Việt Nam thế kỷ 20. Cùng với em trai là Hoài Chân, ông là đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam.

– Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông từng gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945.

– Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ.

– Một số tác phẩm: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Xây dựng văn hóa nhân dân (1950), Phê bình và tiểu luận tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971),…

II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Ý nghĩa của văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).

– Bài “Ý nghĩa của văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.

2. Tóm tắt

Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của văn chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

3. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương.

– Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương.

– Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương.

4. Đọc – Hiểu văn bản

a. Nguồn gốc của văn chương

– Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài.

⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất.

b. Nhiệm vụ của văn chương

– Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

⇒ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống.

– Văn chương sáng tạo ra sự sống.

⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

c. Công dụng của văn chương

– Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”.

⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng.

– Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.

+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật.

5. Giá trị nghệ thuật

– Giàu hình ảnh độc đáo.

– Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc.

6. Giá trị nội dung

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.


III. Trả lời câu hỏi trong sgk

Câu 1 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2)

– Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muôn vật, muôn loài”.

– Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”-> Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

Câu 2 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2)

– Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng:

+ Văn chương sẽ phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng ngoài kia, hình dung ở đây mang ý nghĩa như hình ảnh kết quả của sự phản ánh miêu tả trong văn chương.

+ Đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu ta bắt gặp chú bé giao liên hồn nhiên, vui tươi nhanh nhẹn, yêu đời đã kiên cường vượt qua mặt trận đầy lửa đạn để làm nhiệm vụ và chú đã hy sinh giữa đồng lúa quê hương. Lượm chính là hình dung của sự sống. Lượm là nhân vật trong thơ tiêu biểu cho hàng trăm, hàng ngàn em bé liên lạc có thật trong cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta.

+ Đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh ta thấy một bức tranh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc thơ mộng huyền ảo.

– Văn chương sáng tạo ra sự sống:

+ Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa cần đến để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

+ Thế giới truyện cổ tích là thế giới được xây dựng trong tưởng tượng với ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Tô Hoài đã xây dựng nên một thế giới vô cùng sinh động của các loài động vật: dế mèn, dế chũi, châu chấu, cào cào,…

Câu 3 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2)

Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:

– “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…, văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

– Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

– Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói… là quá đáng.

Câu 4 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Văn bản Ý nghĩa của văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương vì phạm vi nghị luận thuộc về vấn đề của văn chương.

b. Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh,dẫn chứng:

– Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

IV. Rèn luyện kỹ năng:

+ Giải thích:

-> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

-> Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

+ Dẫn chứng:

-> Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

-> Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

+ Ý nghĩa – Nhận xét:

Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

Bài soạn “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh số 5

A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1.Tác giả:

Hoài Thanh (1909-1982) quê ở xac Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
Năn 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Sức hấp dẫn trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ tinh tế, ở cách trình bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam – trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).
2. Tác phẩm:

Ý nghĩa văn chương có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
3. Tóm tắt tác phẩm:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Bài làm:
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Câu 2: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Bài làm:
Chú thích 5: Hình dung: ở đây được dùng như là danh từ (chứ không phải động từ) do đó có nghĩa là hình ảnh, bóng hình.
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

Câu 3: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý đó.
Bài làm:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…, văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”
Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói… là quá đáng.

Câu 4: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
– Nghị luận chính trị – xã hội;
– Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
-Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu xúc cảm;
– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
Bài làm:
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.
b) Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

LUYỆN TẬP
Đề: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Bài làm:
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Phần tham khảo mở rộng
Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương

Bài làm:
Văn chương có nguồn gốc cốt lõi là tình cảm, lòng vị tha với con người. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, là những bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuần hoàn luân chuyển, là những cảm xúc tinh tế của con người rung động trước thiên nhiên. Qua lăng kính của văn chương, ta cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về muôn loài. Văn chương cũng là nơi lòng thi nhân gửi gắm những nỗi sầu bi, uất hận hay những niềm vui, hạnh phúc trước cuộc đời. Những bức tranh tả cảnh ngụ tình, ta từng gặp qua những vần thơ trong “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, qua bức tranh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã bày tỏ những lo lắng về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Không những vậy, văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có, là sự rung cảm, xúc động, xót xa trước những số phận con người, là tấm lòng nhân ái và đồng cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh. Văn chương cũng luyện những tình cảm ta sẵn có, đọc “Mẹ tôi”, ai trong chúng ta hẳn cũng có lần lỡ khiến mẹ phải buồn hư cậu bé En-ri-cô, qua tác phẩm đó ta trân trọng người mẹ của mình hơn. Như vậy, văn chương làm cho những tình cảm sẵn có trong ta sắc nét và phong phú hơn. Thật không quá khi nói, văn chương chính là món quà, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn ta. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ nghèo nàn biết bao!

Bài soạn “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh số 4

I. Tìm hiểu chung về bài Ý nghĩa văn chương

1. Tác giả:

Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê)
Là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20.
Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
2. Tác phẩm

Văn bản trích trong “Bình luận văn chương”
Bố cục:

Phần 1 (từ đầu… muôn vật muôn loài): Nguồn gốc của thơ ca.
Phần 2 (Còn lại): Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.


II. Hướng dẫn Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7

Câu 1 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”

=> Khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha.

Câu 2 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương là hình dung của sự sự sống muôn hình vạn trạng” nghĩa là:

Văn chương là tấm gương phản ánh đời sống với tất cả những vẻ đẹp và hình thái của nó
DC: Văn chương là thế giới thu nhỏ của đời sống, ở đó, ta tìm thấy tất cả những hình ảnh của đời sống khách quan như con người, thiên nhiên,…
“Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”:

Văn chương không chỉ khai thác những điều đã có ở hiện thực mà còn sáng tạo ra sự sống nội tại riêng của mình. Đến với văn chương là đến với một thế giới hoàn toàn mới lạ và độc đáo
DC: Văn chương không phải là chiếc máy ảnh sao chép đời sống, hiện thực mà nó phản ánh không đồng nhất với thế giới khác quan mà là sự sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nên ta sẽ bắt gặp đời sống trong văn chương nhưng không thể bắt gặp những điều ở văn chương trong đời sống.


Câu 3 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là “gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có”.

Câu 4 trang 62 SGK văn 7 tập 2

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận văn chương vì nội dung của văn bản là vấn đề về văn chương.

b) Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Dẫn chứng: Đoạn đầu của văn bản: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”.

III. Luyện tập bài Ý nghĩa văn chương

Câu hỏi trang 63 SGK văn 7 tập 2

Giải thích câu nói: “Văn chương gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có”.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

Khi đọc văn, ta sẽ được trải nghiệm và thấm thía những tình cảm mà ta chưa từng có trước đó, có khả năng khơi gợi những cảm xúc thầm kín sâu bên trong mỗi con người
Ví dụ: Đọc đoạn trích “Vượt thác”, tuy chưa một lần thử cảm giác ấy nhưng câu chữ trong bài cũng đủ làm cho ta cảm nhận được sự nguy hiểm của con thác dữ đồng thời có thể khơi dậy sự tò mò khám phá hoặc nỗi sợ sự nguy hiểm trong ta.
Văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có:

Khi đọc văn, những tình cảm mà ta sẵn có đang cháy âm ỉ trong ta bấy lâu bỗng chốc dâng trào và dần sâu đậm hơn trong tâm trí ta.
Ví dụ: Tình cảm yêu quê hương là tình cảm mà mỗi người đều có và khi đọc bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, tình cảm ấy lại trở đi trở lại trong tâm trí ta khiến tình yêu quê hương lại càng sâu sắc thêm.

Bài soạn “Ý nghĩa của chương” của Hoài Thanh số 3

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

– Hoài Thanh (1909 – 1982) quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.

– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam, in năm 1942.

2. Tác phẩm

– Văn bản Ý nghĩa văn chương được viết năm 1936 in trong sách Bình luận văn chương, có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

– Bố cục chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến… “gợi lòng vị tha”): Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.

+ Phần 2 (Còn lại): Công dụng của văn chương.


ĐỌC – HIỂU

Câu 1 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”.


Câu 2 – Trang 62 SGK

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Trả lời:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

– Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

– Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.


Câu 3 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống…” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.


Câu 4 – Trang 62 SGK

Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để làm dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Trả lời:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ


LUYỆN TẬP

Yêu cầu: Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Trả lời:

– Giải thích:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

– Dẫn chứng:

+ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

+ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

GHI NHỚ:

Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tỉnh cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Trả lời