Văn học Trung Quốc luôn là một kho tàng tinh hoa nghệ thuật mà rất nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên môn đánh giá cao từ trước đến nay. Theo dòng thời gian lịch sử, rất nhiều tiểu thuyết Trung hoa ra đời và trong số đó, có những bộ tiểu thuyết trở thành kinh điển, bất hủ mà mỗi khi nhắc đến văn học Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến nó. Sau đây sẽ là Top những bộ tiểu thuyết kinh điển của văn học Trung hoa mà Toplist chia sẻ với bạn.

Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần

Thuộc tác phẩm nguyên sáng tác, tác giả Tào Tuyết Cần đã một phần dựa vào hoàn cảnh thực sự của bản thân, gia đình, dòng họ mình để lấy chất liệu sáng tác nên bộ tiểu thuyết. Sau này, Cao Ngạc đã viết tiếp nguyên bản của Tào Tuyết Cần để hoàn thiện bộ tiểu thuyết sau khi Tào Tuyết Cần mất khi chưa sáng tác xong. Thông qua việc miêu tả 4 gia tộc lớn là dòng họ Giả, Sử, Vương, Tiết, nhất là những sự xa hoa phô trương của gia đình họ Giả, đã giúp cho ta có một cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống của tầng lớp quý tộc đương thời Trung hoa thời bấy giờ. Việc xây dựng những hình tượng nhân vật độc đáo, đặc trưng là những bóng hồng giai nhân với những cuộc tình say đắm đã khiến cho bộ tiểu thuyết nhiều chiều này thu hút rất nhiều độc giả. Có thể nói Hồng Lâu Mộng chính là tác phẩm quy mô thể hiện đỉnh cao của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại.

Chuyển thể từ tiểu thuyết, bộ phim cùng tên là một minh chứng cho sự thành công của điện ảnh Trung hoa với rất nhiều những dị bản phim với những nhân vật khác nhau đóng, ra đời đã lâu nhưng bộ phim vẫn không hề giảm nhiệt mà vẫn là lựa chọn của rất nhiều những người yêu văn hóa, văn học và điện ảnh Trung hoa.

Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung

Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, đồng thời là tác phẩm lịch sử dài tiêu biểu nhất của Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa là cuốn tiểu thuyết dài theo hồi. Lấy đề tài về lịch sử Trung Quốc từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên. Câu chuyện về 3 nước Ngụy, Thục, Ngô cùng tồn tại, tranh nhau cát cứ phân chia, không ngừng xảy ra chiến tranh cấu xé lẫn nhau. Trên những chất liệu dân gian cổ xưa và sự sáng tạo không ngừng của mình, La Quán Trung đã tạo nên một cuộc đấu tranh quân sự, trí tuệ về quân sự và chiến tranh của những vị lãnh tướng tài ba, về tình tướng – quân sự sâu sắc, những bài học về đoàn kết và tình nghĩa với nhau. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công những hình tượng nhân vật bất hủ, kinh điển trong lịch sử mà bất cứ ai khi nhắc đến đều biết và trở thành nhân vật đại diện, tượng trưng cho tính cách của một lớp người như Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Lưu Bị…

Tam quốc diễn nghĩa cũng là cuốn tiểu thuyết chuyển thể thành phim thành công của Trung Quốc. Với những cảnh quay chất lượng, đồ sộ, những pha hành động ra trận đẹp mắt thu hút rất nhiều người xem và trở thành bộ phim dài hút khách trên màn điện ảnh Trung Quốc, nổi tiếng khắp thế giới.

Thủy Hử – Thi Nại Am

Đây là bộ tiểu thuyết dài kì miêu tả cuộc khởi nghĩa của nông dân, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 14. Tiểu thuyết mô tả cuộc đấu tranh chính nghĩa của 108 vị thủ lĩnh khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Những anh hùng Lương Sơn với những khí chất, phẩm chất hào hùng đã tụ họp lại với nhau, làm việc thiện, chính nghĩa, cứu giúp dân nghèo, phản đối sự thống trị cầm quyền hà khắc của chính quyền. Họ là những vị anh hùng hảo hán đã ghi tên vào sử sách Trung hoa mà đến nay vẫn vang dội một thời. 

Bộ phim Thủy hử dài tập cũng được dựng lại vô cùng thành công với những cảnh quay và diễn trình hấp dẫn, là bộ phim kinh điển thu hút lượng người xem rất nhiều trên truyền hình các nước, tạo nên một tiếng vang cho thành công vang dội của bộ tiểu thuyết của Thi Nại Am.

Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân

Đây là một trong những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng vang dội Trung Quốc. Tây Du Ký với cốt truyện là quá trình đi lấy kinh của hòa thượng Huyền Trang đời nhà Đường Trung Quốc. Với những con đường đi lấy kinh, sư phụ thu nạp những đệ tử tài năng và có tâm như Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Đường Sa Tăng. Đây cũng là bộ tiểu thuyết thần thoại dài đầu tiên của Trung Quốc. Với những kiếp nạn trên con đường đi lấy kinh, câu chuyện phản ánh những tình hình xã hội, đất nước giai đoạn đó. Việc xây dựng nhân vật huyền thoại cùng những đặc trưng tính cách đã tạo nên một tác phẩm bất hủ của văn học sử Trung Quốc.

Bộ phim Tây Du Ký là bộ phim đặc sắc nhất, thu hút nhiều người xem nhất trên các kênh truyền hình quốc gia. Bộ phim gắn với thời thơ ấu của rất nhiều thiếu nhi bởi kết hợp trong đó rất nhiều yếu tố giải trí, điều đó cũng khẳng định tài năng của Ngô Thừa Ân trong nguyên tác tiểu thuyết này.

Liêu trai chí dị – Bồ Tùng Linh

Đây là những chuyện chí quái chép lại ở một căn nhà tạm, là tập đoản thiên truyện gồm hơn 400 thiên ra đời vào đầu nhà Thanh. Bộ truyện được coi là một kì thư và được giới chuyên môn đánh giá cao của tiểu thuyết văn ngôn cổ đại. Với chủ đề từ việc sưu tầm những câu chuyện trong dân gian, rút ra từ một số truyện trong truyền thuyết xưa, những yếu tố hoang đường kì ảo và những nhân vật, hình tượng hư cấu trong tác phẩm gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Tuy nhiên, bề sâu đằng sau những dòng chữ nổi ấy lại là những vấn đề đáng quan ngại trong xã hội thời bấy giờ về chính trị, về xã hội Trung hoa lúc đó, thể hiện những quan điểm và tư tưởng về hạnh phúc, hôn nhân, tình yêu, gia đình đối với người đọc. Một tác phẩm hàm chứa rất nhiều những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp.

Trả lời