Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT đã chính thức ra quyết định về phương án thi THPT quốc gia năm 2017. Những thông tin mới nhất về kì thi cụ thể được quy định như sau:

Quy định về các môn thi

  • Môn toán: trắc nghiệm 50 câu – 90 phút
  • Tiếng Anh: 50 câu – 60 phút
  •  Môn Văn: 120 phút.
  •  Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút.
  •  Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút
  • Các môn thuộc tổ hợp KHTN, KHXH lần lượt được phát giấy nháp theo từng môn. Hết 50 phút môn Lý, thu lại giấy nháp, phát tiếp nháp cho môn Hóa, hết 50 phút thu lại và phát tiếp giấy nháp cho môn Sinh.- Nội dung thi:
  •  Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

Điều kiện để được xét tốt nghiệp THPT

Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một trong hai môn tự chọn KHTN hoặc KHXH. Với bài thi ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong 6 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể thi cả 5 bài thi để lấy kết quả xét tuyển vào CĐ, ĐH.
Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

Hình thức thi

Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.
Có một điểm đặc biệt mà thí sinh cần lưu ý là ngoài môn ngữ văn vẫn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại kể cả môn toán vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có mã đề riêng. Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm, phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Môn thi

Năm nay, về các môn thi có một điểm mới khác hẳn so với những năm trước. Ngoài việc thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ thì thi thêm một trong hai môn là Khoa học tự nhiên (tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và môn Khoa học xã hội ( tích hợp từ các môn Lịch sử, Địa lý, GDCD). Đây cũng là phương án thi đã được đề ra và thảo luận từ năm 2015, nhưng mãi đến thời điểm này để có một sự thay đổi hợp lý và không quá đột ngột cho cả phụ huynh và học sinh, đề án này mới được chính thức thực hiện kể từ năm 2017. Đề án này cũng phần nào giúp học sinh ý thức hơn trong việc học đều các môn, mà không bị rơi vào tình trạng học lệch cho một khối thi nhất định nào, đòi hỏi học sinh có kiến thức rộng trong cả tự nhiên và xã hội.

Tổ chức cụm thi

Cũng như năm 2016, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì dành cho các thí sinh của địa phương đó. các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.
Sở GD&ĐT bố trí các cán bộ coi thi nhằm đảm bảo tính các quan và các trường hợp gian lận trong thi.
Cán bộ coi thi là những giảng viên từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước do Bộ GD&ĐT sắp xếp về các địa phương. Ngoài việc coi thi, họ sẽ hỗ trợ, giám sát công tác tổ chức thi.
.

Trả lời