Bên cạnh những mặt mạnh mà xã hội hiện đại mang lại thì nó cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe của con người. Việc làm thêm giờ, học tập, vui chơi giải trí… khiến nhiều người không thể đi ngủ sớm. Hiện nay, 0 giờ chưa phải là quá muộn nhưng ít ai biết được rằng cơ thể cần nghỉ ngơi trước 11 giờ để thực hiện các chức năng nội tiết của nội tạng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các hoạt động tự phục hồi cơ thể đều thực hiện trước 3 giờ sáng. Khung giờ lí tưởng để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng và phải đảm bảo đến chất lượng của giấc ngủ. Theo chuyên gia, nếu sau 11 giờ đêm mà bạn vẫn chưa đi ngủ, trước hết là gây ra những xáo trộn trong lịch làm việc và tái tạo cơ thể, rồi sau đó có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng một số cơ quan trên cơ thể. Việc thức khuya quá nhiều cơ thể sẽ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm sau.

Nguy cơ cao gây ra bệnh tim

Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, vì vậy, vào khoảng thời gian này nhịp tim thường hạ, mạch máu chậm. Việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến cho nội tạng không hoạt động đúng nhịp như bình thường, nhịp tim không thể điều chỉnh được kịp thời, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp. 

Những chứng bệnh liên qua đến dạ dày

Trung bình nhân tế bào biểu mô dạ dày cứ khoảng 2-3 ngày lại tái tiết mô một lần. Hoạt động này diễn ra vào ban đêm khi nhịp sống ồn ào thường ngày đã lắng xuống. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên thức khuya kèm với thói quen ăn đêm? Chắc ai trong chúng ta cũng nghĩ đơn giản đói là phải ăn, thế nhưng chúng ta đã vô tình tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa. Dạ dày nếu làm việc quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức lao động trong một khoảng thời gian dài sẽ mệt mỏi, bị bệnh. Vì vậy, khi ta thức khuya, trước hết là quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị trì trệ, làm lưu lại thức ăn trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường; sau đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến những chứng bệnh mà dạ dày dễ mắc phải như: viêm loét, đau dạ dày…

Suy giảm trí nhớ

Ban ngày phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, bạn sẽ không còn muốn thức đêm khi biết những tác hại kinh khủng của nó. Một số người cho rằng thức thông đêm thì làm việc sẽ tập trung hơn bởi khi họ lầm tưởng khi thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn sẽ duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi trong việc mình đang làm. Nhưng đến ngày hôm sau, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, thiếu tập trung, phản ứng chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ. Đó chính là hậu quả của việc thức khuya dẫn đến kiệt sức. Nếu thức khuya trong một khoảng thời gian dài, sẽ gây ra một số bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ. 

Tăng nguy cơ ung thư

Thức khuya không chỉ gây mỏi mệt mà còn làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng. Hệ thống miễn dịch giống như một cái khiên vô hình của cơ thể hàng ngày chống trọi lại bệnh ung thư. Khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư do thức khuya gây ra là: ung thư vú, ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm khác. 
Thức khuya nhiều khiến chị em phụ nữ lão hóa nhanh hơn, mắt thâm quầng, ngực thì không thể to lên được, kinh nguyệt không đều.

Thừa cân và béo phì

Khi ta ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất có tên gọi là leptin. Chất này giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt lượng calo mà chúng ta đã ăn trong bữa tối. Với những ai muốn giảm cân mà thì nên ngủ vào trong khoảng thời gian vàng này, bởi cơ thể bạn sẽ chẳng có cơ hội để tự gầy đi mà thay vào đó là sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể tự đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

Trả lời