Thời điểm giao mùa từ hè sang đông là thời điểm dễ khiến bạn mắc bệnh nhất nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên tìm hiểu những bệnh có nguy cơ mắc nhiều hơn cả vào mùa thu để chủ động phòng tránh cho mình và những người thân yêu nhé.

Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm với nhiều khói, bụi. vệ sinh kém cùng việc dùng chung khăn mặt, chăn, gối… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Triệu chứng biểu hiện: Bệnh nhân có thể bị đỏ hoặc ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở mắt, bị cộm và tiết dịch chảy nước mắt cả. Khi thức dậy khó mở mắt do mắt bị dính chặt lại do màng rỉ mắt. 
Phòng ngừa: Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Nếu gia đình có người bệnh nên cách ly và điều trị cho thật tốt. Tránh đến những nơi như bệnh viện, trường học hay những nơi có khả năng bùng phát thành dịch. Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt… là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch.
Điều trị: Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ. Các thuốc kháng sinh như: acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut. Những thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thôi.

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Nguyên nhân: Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol. Vi khuẩn Helicobacter pylori và do thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Những người ăn uống thất thường và uống nhiều rượu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng biểu hiện: Vùng bụng trên đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm gây buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì có thể đã bị chảy máu dạ dày .Bệnh nhân mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu
Phòng ngừa: Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì… Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm. Hạn chế ăn các món chiên, xào, nên ăn chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ)…
Điều trị: Thuốc viêm loét dạ dày tá tràng bằng Tây Y có nhiều loại: thuốc tạo axit, thuốc tạo màng bọc, thuốc chống vi khuẩn HP. Những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng theo Đông Y được người bệnh dùng như: nghệ đen, mật ong, tinh bột nghệ,…

Bệnh suy tim

Nguyên nhân: Vào mùa thu, những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vì lúc đó thời tiết thay đổi đột ngột nên để thích ứng với thời tiết thì có thể làm quá tải hệ thống tim mạch gây suy tim. Ngoài ra những bệnh nhân bị đái tháo đường, người sử dụng hóa chất điều trị hay uống nhiều rượu cũng có nguy cơ bị suy tim. Ngoài các nguyên nhân trên, suy tim còn là hậu quả của tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính. 
Triệu chứng biểu hiện: Khó thở là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim. Cần đi khám để nên biết là khó thở do suy tim hay do các bệnh về đường hô hấp khác.Ho cũng là dấu hiệu khác của suy tim. Người bệnh có thể bị ho kéo dài, kèm theo khạc ra đờm lẫn máu, ho tăng khi nằm ngủ.Suy tim do viêm cơ tim, tắc động mạch vành còn khiến người bệnh gặp phải những cơn đau xương ức lan ra cánh tay trái. Mệt mỏi, phù, tiểu đêm cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh suy tim.
Phòng ngừa: Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và cá. Dùng dầu thực vật thay vì dùng mỡ động vật để hạn chế những chất béo no có hại cho cơ thể. Cần chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ và không hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh hay gia đình có ai bị bệnh cần luôn chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động cả tim mạch và huyết áp ngăn chặn các cơn phát bệnh bất ngờ.
Điều trị: Nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh suy tim là xác định nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay phương pháp chẩn đoán suy tim được sử dụng phổ biến là siêu âm tim, chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim…Điều trị suy tim phải bắt đầu từ giai đoạn sớm vì khi để bệnh nặng thì sẽ không có cách nào cứu vãn. Khi đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến suy tim, bác sĩ sẽ tiến hành mổ hoặc sửa van tim hay dùng thuốc để ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. 

Hen suyễn dị ứng

Nguyên nhân: là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như bụi, mùi thơm lạ, khí lạnh, phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc… gây ra. 
Triệu chứng biểu hiện: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, và nhức đầu. Có thể ho khan và lên sơn hen suyễn. Triệu chứng bệnh này bao gồm ho khan, ho khò khè, tức ngực, khó thở. Về đêm, thời tiết lạnh với nhiệt độ hạ thấp khiến cho các triệu chứng càng trở nên trầm trọng.
Phòng ngừa: Tránh xa những nơi có những thứ có thể gây dị ứng. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và vệ sinh nơi ở xung quanh sạch sẽ. Giữ ấm cổ và chân khi thời tiết giao mùa.
Điều trị: Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn và tránh phản ứng histamine trong cơ thể. Corticosteroid thường kê đơn cho người bị bệnh suyễn, thông thường ở dạng hít. Theophylline là một thuốc uống hàng ngày mà bệnh nhân suyễn có thể uống để giảm phù nề đường hô hấp. Những thuốc này được chứng minh là giảm thiểu hiệu quả những triệu chứng bệnh hen suyễn dị ứng.

Đau họng

Nguyên nhân: Đau họng thường có nguyên nhân do kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân thường gặp nhất (80%) là viêm họng cấp tính do nhiễm virus ở vùng cổ họng. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, và khối u, bệnh trào ngược dạ dày có thể đưa axit dạ dày lên vùng cổ họng và gây ra cơn đau họng.
Triệu chứng biểu hiện: Đau đầu, sốt, buồn nôn, sưng họng. Đôi khi họng tấy đỏ và amiđan có hạch nổi lên. Khó ăn, khô họng, chảy nước mũi, khó thở.
Phòng ngừa: Vệ sinh nơi ở xung quanh và vệ sinh cá nhân thật tốt. Rửa tay kĩ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng chất khử trùng tay có chất cồn như là một thay thế cho việc rửa tay xà phòng và nước khi không có sẵn. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
Điều trị: Thuốc giảm đau như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và paracetamol (acetaminophen) có thể giúp giảm nhẹ cơn đau họng. Các chuyên gia y tế từ Mayo Clinic khuyên người bị đau họng nên súc miệng với nước muối ấm và hạn chế nói nhiều gây ảnh hưởng đến giọng nói. Các triệu chứng mà không cần điều trị tích cực thường kéo dài 2 – 7 ngày.

Trả lời