Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

– Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm văn chương có chức năng thông tin, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

– Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Các phương phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh…

– Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau


Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản

– Vì:

+ Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật

• Phản ánh thế giới khách quan, theo sự cảm nhận chủ quan của người nghệ sĩ

• Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

+ Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

• Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.

• khi xây dựng hình tượng qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.


Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Điền từ “canh cánh” do đây là câu văn mang tính biểu cảm, cần điền từ biểu thị tình cảm

b. Dòng 3 “rắc”.

Dòng 4 “giết” Do các từ này không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ


Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

⇒ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô

⇒ Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc

⇒ Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

– Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3

– Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

+ Thu vịnh: hiện lên thanh cao và tĩnh lặng

+ Tiếng thu: tiếng thơ cất lên tiếng lòng của một cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt “xanh non, biếc rờn”

+ Đất nước: tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi

Bài soạn tham khảo số 2

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được sử dụng trong văn bản nghệ thuật; trong lời nói hàng ngày và trong các văn bản thuộc những phong cách ngôn ngữ khác.


II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng.

2. Tính truyền cảm.

3. Tính cá thể hóa.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Các phép tu từ : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa…

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Tính hình tượng cơ bản vì :

– Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật.

– Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm.

– Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Thấm đượm, canh cánh.

– Dòng 3: vãi

– Dòng 4: triệt

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

So sánh :

– Cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu.

+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng.

+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: lá thu rơi, nai vàng.

+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc.

– Nhịp điệu khác nhau:

+ Nhịp thơ của bài Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3.

+ Nhịp thơ của bài Tiếng thu: 3/2.

+ Nhịp thơ của bài Đất nước: 3/2, 3/4, 2/2/2, 2/3.

– Hình tượng 3 mùa thu ở 3 tác giả không cùng một thời đại, không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể hóa).

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

– Các phương tiện tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh… Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau.

– Ví dụ đọc câu câu ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thốt như mưa ruộng cày

=> Hình tượng giọt mồ hôi hiện lên một cách sinh động qua cách so sánh độc đáo của tác giả dân gian. Hình tượng này trở nên có sức biểu đạt lớn, không chỉ là vất vả của người thợ cày mà còn khái quát về sự vất vả, cực nhọc của những người làm ra hạt gạo.


Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

– Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:

a. Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

– Mục đích của sáng tạo nghệ thuật vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.

– Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b. Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

– Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.

– Trong khi xây dựng hình tượng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.


Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.

Lời giải chi tiết:

a. Điền từ “canh cánh” ở “ Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước).

Đây là câu văn mang tính biểu cảm nên dùng các từ có sắc thái mang tính nghị luận (biểu hiện, phản bác, bộc lộ…) là không phù hợp. Những từ có nét biểu thị tình cảm, cảm xúc mới phù hợp phong cách.

b. Dòng thơ thứ ba điền từ “rắc”, dòng thơ thứ tư điền từ “giết”

Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc

Giết màu xanh cả trái đất nghiêng

=> Lựa chọn các từ trên vì chúng không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ.


Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ (xem SGK, trang 102).

Lời giải chi tiết:

– Ba đoạn thơ cùng viết về mùa thu nhưng của ba tác giả khác nhau, sống và viết ở ba thời đại khác nhau: Nguyễn Khuyến (Thu vịnh) sống và viết ở thời phong kiến; Lưu Trọng Lư (Tiếng thu) sống và viết ở thời Pháp thuộc; Nguyễn Đình Thi (Đất nước) sống và viết ở thời kì sau cách mạng tháng Tám. Mỗi thời đại có những đặc trưng thi pháp riêng, mỗi tác giả có cá tính sáng tạo riêng. Điều đó dẫn nhà thơ có cách sử dụng ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mùa thu. Vì thế, mỗi bài thơ có những nét đến sự khác nhau cơ bản.

– Mỗi bài có nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ

+ Hình tượng mùa thu trong Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, hiện lên thật thanh cao và tĩnh lặng với những từ ngữ gợi tả sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước xanh… Chỉ vài nét chấm phá nhưng nhà thơ dường như đã thu được cả linh hồn của mùa thu xứ sở. Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bất cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.

+ Tiếng thu của Lư Trọng Lư là tiếng thơ cất lên tiếng lòng của một cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt “xanh non, biếc rờn” (Hoài Thanh). Cảm thấy ngỡ ngàng như lần đầu tiên phát hiện ra mùa thu. Thể thơ năm chữ với âm điệu thổn thức, sự cộng hưởng bởi các từ láy (xào xạc, ngơ ngác), đặc biệt là hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” để tạo nên nét riêng biệt của mùa thu.

+ Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất nước trong hoàn cảnh dân tộc ta mốn giành độc lập. Hình tượng mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi. Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy (vui, phấp phới, nói cười thiết tha…).

Bài soạn tham khảo số 1

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật được tạo ra từ các phương tiện tu từ phổ biến:

+ Ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng… đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ

– Biện pháp nhân hóa

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

– So sánh

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Ẩn dụ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Nói quá:

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho


Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản

– Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: phản ánh thế giới khách quan, sự cảm nhận chủ quan của thế giới người nghệ sĩ

– Văn học nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghề thuật

– Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.


Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2):

a, Điền từ “canh cánh”

b, Dòng 3 “rắc”

Dòng 4 “triệt”


Câu 4 (trang 102 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

– Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng

– Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

Bài soạn tham khảo số 3

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

– Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Có ba loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật :

+ Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí…

+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ…

+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

1. Tính hình tượng

– Tính hình tượng được tạo ra bằng rất nhiều phép tu từ : ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

– Hệ quả của tính hình tượng là tính đa nghĩa – tính hàm súc.

2. Tính truyền cảm

Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói (viết).

3. Tính cá thể hóa

Ngôn ngữ khi mỗi nhà văn, nhà thơ sử dụng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Sự khác biệt là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.


Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Những phép tu từ thường sử dụng tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, từ tượng hình, tượng thanh, thậm xưng (nói ngoa, thường nhằm mục đích hài hước – gần với nói quá)…

Ví dụ về phép thậm xưng :

Con rận bằng con ba ba,

Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

(Ca dao hài hước)

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng:

– Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

– Bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Lựa chọn từ thích hợp :

a. Điền từ canh cánh hoặc thấm đượm

b. Dòng 3 : rắc

Dòng 4 : Giết

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
So sánh :
– Cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: lá thu rơi, nai vàng.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc.
– Nhịp điệu khác nhau:
+ Nhịp thơ của bài Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3.
+ Nhịp thơ của bài Tiếng thu: 3/2.
+ Nhịp thơ của bài Đất nước: 3/2, 3/4, 2/2/2, 2/3.
– Hình tượng 3 mùa thu ở 3 tác giả không cùng một thời đại, không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể hóa).

Trả lời