Trẻ ăn dặm sớm nhất khi 5 tháng rưỡi và muộn nhất là 6 tháng. Thời điểm ăn dặm của trẻ đã đến, mẹ băn khoăn không biết phải chuẩn bị những đồ gì để chiến đấu trước “cuộc chiến ăn dặm” đầy nước mắt ở phía trước, mẹ đừng lo nhé, sẽ gợi ý cho mẹ những món đồ mẹ cần sắm cho bé yêu ngay sau đây!

Ghế ăn dặm

Có nhiều loại ghế ăn dặm khác nhau mẹ có thể sắm tùy thuộc vào kinh tế cũng như yêu cầu của mẹ, dưới đây là 3 loại ghế mà mẹ có thể cân nhắc:
Loại ghế cao.

  • Ưu điểm: Dùng được cho tới khi bé lớn do có kích thước khá to do vậy mẹ không cần phải đổi ghế ăn dặm khi trẻ lớn.
  • Nhược điểm:
    Vì kích thước lớn nên có thể không phù hợp với trẻ mới tập ăn dặm, mẹ có thể khác phục bằng cách cho trẻ ăn khi ngồi trên đùi, trong lòng mẹ vào thời gian đầu. Kích thước cồng kềnh nên không linh động, chỉ dùng được ở nhà.

Loại ghế nhỏ:

  • Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn nên  bé có thể ngồi ngay khi bắt đầu cuộc chiến ăn dặm, linh động nên mẹ có thể mang đi trong những chuyến du lịch hay đi lại, ghế có thể cột với ghế người lớn để bé được ăn cùng cả nhà.
  • Nhược điểm: Kích thước nhỏ nên khi trẻ lớn một chút ghế sẽ không còn phù hợp với trẻ nữa, mẹ có thể khắc phục bằng cách tháo máng ăn phía trước cho trẻ cử động thoải mái.

Loại ghế ngả sau được:

  • Ưu điểm: Phù hợp cho trẻ ngay khi mới bắt đầu ăn dặm mà cổ vẫn chưa đủ cứng phải nằm nghiêng ăn.
  • Nhược điểm: Thường đắt tiền.

Trong cùng một loại ghế ăn dặm giá cũng dao động khác nhau tùy từng hãng vì vậy mẹ hãy cân nhắc tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng nhé.

Bộ dụng cụ định lượng

Chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật yêu cầu độ chính xác cao về hàm lượng cũng như khối lượng các thành phần do đó mẹ nên sắm cho mình những dụng cụ định lượng để có một khẩu phần ăn khoa học và chuẩn xác nhất cho con yêu.

Bộ dụng cụ định lượng gồm các vật dụng như:

  1. Cân định lượng: Dùng để cân khối lượng các thành phần cũng như khẩu phần ăn của bé. Mẹ có thể sắm cân định lượng 0.5 hoặc 1 kg.
  2. Ly/cốc định lượng có chia vạch thể tích: Dùng để đong một lượng chính xác dung môi/môi trường hòa tan để đảm bảo thức ăn chuẩn dinh dưỡng nhất tránh tình trạng bữa đặc/bữa loãng.
  3. Muỗng/thìa định lượng: Dùng để nêm nếm gia vị sao cho chuẩn xác nhất tránh tình trạng bữa mặn/bữa nhạt.

Giá tham khảo:

  • Cân định lượng: 100-200.000
  • Ly muỗng định lượng: <100.000

Báo cũ hay tấm nilon lớn

Nếu mẹ thắc mắc tại sao lôi báo cũ vào top những món đồ cần thiết cho trẻ ăn dặm thì câu trả lời chính là: Trong cuộc chiến ăn dặm 1-1 giữa mẹ và bé sẽ không tránh khỏi những lúc đồ ăn bay tứ tung do bé không hợp tác hoặc thao tác khi mới ăn của bé chưa chuẩn xác khiến bé dễ để rớt thức ăn. Lúc này, báo cũ sẽ phát huy tác dụng khi được đặt ngay dưới ghế ăn dặm của trẻ để sau đó, khi kết thúc bữa ăn mẹ chỉ cần nhấc tấm báo và đổ thức ăn vương vãi đi là xong mà không cần lụi hụi quét hay lau dọn. Mẹ hãy nhớ lấy bí kíp này nhé!

Cốc nấu cháo

“Chỉ cần đặt chiếc cốc vào trong nồi cơm điện nấu cùng mỗi bữa cơm của cả nhà, đến lúc cơm chín thì bé cũng có cháo riêng để ăn nên mình đỡ tốn thời gian hầm cháo riêng cho bé”, đó là chia sẻ của một mẹ bỉm sữa sau khi sử dụng lon nấu cháo.

Hướng dẫn sử dụng cốc nấu cháo:

  • Bước 1: Đong lượng gạo định nấu theo nhu cầu của bé rồi vo gạo thật sạch sau đó gạn bỏ nước vo gạo bằng rây có sẵn.
  • Bước 2: Đổ nước nấu cháo theo mức vạch trên cốc, tương ứng với số thìa gạo đổ vào (có thìa theo bộ). Tùy theo mức độ đặc loãng mà mẹ muốn nấu cho bé mà đong lượng nước khác nhau. Ví dụ nếu muốn nấu 3 thìa gạo thành cháo loãng 10 lần tỉ lệ 1:10, cho 3 thìa gạo thì mẹ đổ nước đến mức vạch số 3 của cột ghi số 10. 
  • Bước 3: Đặt cốc vào giữa nồi cơm điện và ấn nút nấu cơm. Sau khi cơm chín, thì ủ cốc cháo thêm khoảng 15 – 20 phút rồi mới nhấc ra. Sau đó dùng thìa nghiền cháo trên lưới.

Lưu ý:

  • Khi nấu bằng nồi cơm điện: Bỏ rây lọc và nắp ra, lượng gạo đảm bảo nằm dưới mực nước trong nồi cơm điện.
  • Khi nấu bằng lò vi sóng: Bỏ lưới nghiền ra. 

Cốc nấu cháo ngày càng trở nên phổ biến không chỉ bởi độ tiện dụng mà còn vì sự an toàn cho con yêu do nó đem lại bởi thay vì những nguy cơ do những cốc nấu cháo tự chế đem lại (cốc, bát, chén sứ) do đun nóng lâu dưới tác dụng nhiệt thì cốc được thiết kế với nguyên liệu an toàn cho bé để mẹ hoàn toàn yên tâm. Chính bởi lẽ đó mà cái giá mẹ phải trả cho một cốc nấu cháo như vậy khá cao.
Giá tham khảo: 350.000

Sách ăn dặm

Mẹ cũng không thể không cập nhật cho mình những bí kíp làm đồ ăn dặm cho bé thông qua những quyển sách hướng dẫn ăn dặm (Ăn dặm không phải là cuộc chiến, Ăn dặm kiểu Nhật,…) hay các trang mạng, những kinh nghiệm ăn dặm kiểu Nhật do các “đàn chị đi trước” truyền lại phải không nào? Mẹ có thể mua sách hoặc tham khảo qua ebook sách.

Dụng cụ chế biến khác

Những dụng cụ chế biến khác mẹ có thể tận dụng từ gian bếp gia đình như nồi, chảo hay dao thớt. Tuy nhiên mẹ có thể sắm thêm nồi/chảo nhỏ để tiện chế biến một lượng thức ăn nhỏ cho bé, mẹ cũng có thể chuẩn bị riêng cho bé bộ dao thớt khác để đảm bảo vệ sinh cho bé 

Khay ăn dặm

Mẹ cũng có thể chuẩn bị cho bé khay ăn dặm (Hoặc tận dụng chính khay ăn dặm trên ghế của trẻ) để phân thức ăn cho khoa học và đẹp mắt, kích thích bé khiến bé muốn ăn và ăn ngon hơn. Khay ăn dặm cũng có thể có nhiều chất liệu khác nhau mà khay nhựa vẫn được ưu tiên hơn cả, mẹ cũng cần chọn khay nhựa có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng, tránh gây nguy hại cho bé mẹ nhé.

Bộ dụng cụ chế biến thức ăn

Bộ dụng cụ này gồm nhiều món đồ với những công dụng khác nhau:

  1. Cối và chày gỗ: Dùng để nghiền
  2. Máy vắt cam: Dùng để vắt nước cam cho bé
  3. Bàn mài: Dùng để mài củ quả như táo, cà rốt.
  4. Lưới rây: Dùng để tách phần nước và phần cái hay lọc. Ngoài ra còn dùng để tách phần bột mịn ra khỏi phần thô, cứng, sống sượng.

Giá tham khảo: Bộ chế biến đồ ăn dặm Richell có giá 499.000

Khăn ăn

Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ mà nhu cầu sạch sẽ không cao nhé, khi người lớn cần phải lau rửa miệng sau khi ăn hay cần có giấy ăn sử dụng suốt bữa cơm thì bé cũng phải có khăn ăn riêng cho mình. Mẹ có thể mua khăn giấy hoặc khăn ướt cho bé tuy nhiên để tiết kiệm, mẹ có thể sử dụng chính khăn sữa của bé để lau và giặt để có thể tái sử dụng nhiều lần, vô cùng kinh tế đúng không?

Yếm ăn dặm

Tùy vào điều kiện kinh tế mà mẹ có thể dùng yếm vải, yếm nilon hay yếm nhựa cho trẻ.

  • Yếm vải: Giá cả phải chăng nhưng dễ thấm ướt xuống quần áo nên sau mỗi bữa ăn mẹ phải thay “toàn bộ” đồ cho bé, chưa kể thức ăn có thể khó giặt làm mất thẩm mĩ.
  • Yếm nilon: Giá khá dễ thở, khắc phục nhược điểm của yếm vải nhưng hơi nóng, mẹ có thể bật quạt để cho trẻ thoải mái và đỡ bí hơn.
  • Yếm nhựa: Sạch sẽ, dễ vệ sinh, mau khô, nhưng hơi đắt tiền.

Thìa muỗng ăn dặm

Đây là một dụng cụ thiết yếu mà mẹ không thể không chuẩn bị cho bé yêu. Mẹ hoàn toàn có thể tận dụng những thìa nhỏ từ gian bếp tuy nhiên bé sẽ có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa từ người lớn.
Cùng là thìa ăn dặm nhưng sẽ có những hình dáng và kích thước khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích khác nhau (ăn hay uống, ăn đồ ăn gì,…), một số loại thìa có thiết kế cảm ứng nhiệt tránh tình trạng bé bị bỏng hay người lớn nếm thử (mất vệ sinh, có thể truyền mầm bệnh cho bé)
Mẹ có thể lựa chọn chất liệu khác nhau cho muỗng ăn dặm, tuy nhiên với trẻ nhỏ thường hiếu động và hay đánh rơi đồ thì mẹ nên chọn thìa nhựa tránh tình trạng rơi vỡ, mẹ cần lưu ý chọn thìa nhựa đảm bảo an toàn vì dưới tác dụng nhiệt nếu nhựa không tốt có thể gây độc cho trẻ.

Trả lời