Những năm đầu của thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam có sự chuyển biến rõ nét. Từ thơ văn trung đại tiến lên nền văn học hiện đại. Mà đạt được khá nhiều thành công đó là mảng truyện ngắn. Với nhiều tác giả xuất sắc như: Thạch Lam, Nam Cao,… đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm.

Thạch Lam

Ông sinh ngày 07/07/1910  tại Hà Nội, nhưng ông sống chủ yếu ở Hải Dương

Văn chương của Thạch Lam là những làn gió mới mang hương vị nhẹ nhàng, tình cảm, đồng thời có cái gì đó cô đơn xót xa cho một thời đã qua. Ở đó ta tìm lại được những hồi ức dường như đã đi vào dĩ vãng. Thạch Lam được đánh giá là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất thế kỷ XX. Có nhiều tuyển tập truyện ngắn của ông đã được xuất bản và lưu hành khắp cả nước.

Ông mất ngày 27/06/1942 cũng tại nơi ông sinh ra.

Kim Lân

Ông sinh ngày 01/08/1920 tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
 
Chủ đề được Kim Lân viết nhiều nhất, xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm của ông đó là về người nông dân lao động và bức tranh khung cảnh làng quê. Ông có một lối miêu tả xuất sắc, khiến cho người đọc cảm giác như mình đang tận mắt chứng kiến. Tình huống truyện của ông cũng rất bất ngờ, luôn làm cho độc giả không đoán được trước. Như tác phẩm Vợ Nhặt, không ai ngờ tới được rằng sẽ có kiểu cách lấy vợ như vậy. Thật là lạ đời. Chính điều này đã làm nên Kim Lân độc nhất vô nhị và trở thành một trong những tác giả truyện ngắn xuất sắc.

Ông mất vào ngày 20/07/2007 tại Hà Nội do cơn bệnh hen suyễn.

Nam Cao

Ông sinh ngày 29/10/1917 (theo giấy khai sinh), tên khai sinh là Trần Hữu Tri.

Những tác phẩm của ông đã đi sâu vào tâm trí của người đọc. Với số phận, hoàn cảnh của những con người trong thời chiến ấy. Những tác phẩm của ông thì còn lại mãi với năm tháng. Chủ đề chính được Nam Cao lựa chọn cho tác phẩm của mình là người tri thức và người nông dân nghèo. Tất cả đều bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến chân tường bởi những tầng lớp phía trên. Ở đây, ông sẻ chia, thông cảm, đau đớn thay cho những số phận ấy.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Chí Phèo, Lão Hạc, Giăng Sáng, Đôi Mắt, Một Bữa No,…

Ông mất ngày 28/11//1951 tại Ninh Bình do quân Pháp phục kích và sát hại.

Nguyễn Minh Châu

Ông sinh ngày 20/10/1930 tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Như một làn sóng mới thổi vào làng văn học Việt Nam, Nguyễn Minh Châu đã đem lại cho người đọc cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng đến tận đáy tâm hồn. Tác phẩm của ông rất đa dạng về đề tài từ làng quê cho đến thành phố, từ người nông dân đến người tri thức, từ đồng bằng cho đến biển khơi. Nơi có những con người lao động.

Ông cũng là một tác giả viết truyện ngắn rất nổi trong những năm 50 của thế kỷ XX, với các tác phẩm như: Bến Quê, Mảnh Trăng  Cuối Rừng, Chiếc Thuyền Ngoài Xa…

Ông mất ngày 23/01/1989 tại Hà Nội.

Ngô Tất Tố

Ông sinh năm 1893 tại Đông Anh, Hà Nội.

Ông được biết đến là một cây bút xuất sắc chuyên viết truyện ngắn. Chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của ông là về người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm. Tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những trải nghiệm về những năm tháng chiến tranh, có tính giáo dục cao.

Ngoài ra ông còn là một nhà báo, một dịch giả nổi tiếng. Có rất nhiều tác phẩm của ông được đưa vào chương trình giảng dạy. Và nổi bật nhất, ấn tượng nhất là tác phẩm Tắt Đèn với nhân vật chị Dậu.

Ông mất năm 1954, cũng tại nơi ông sinh ra.

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Ông sinh ngày 05/09/1932 tại huyện Thanh Bình, Quảng Nam. Tên khai sinh là Nguyễn văn Báu.

Chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của ông là về đề tài cách mạng. Ông viết về những con người, những mảnh đất, những cánh rừng nơi chiến tranh đã đi qua. Nơi đã có những hi sinh mất mát để giành được nền tự do này. Và từ đó, để cho thế hệ mai sau biết, hiểu được và noi theo, phát huy những gì ông cha ta đã làm.

Trong chương giáo dục ta biết đến ông với tác phẩm Rừng Xà Nu với 1 phong cách đậm chất nghệ thuật, lời văn hào hùng, tình huống truyện độc đáo và lối kể chuyện đang xen đầy hấp dẫn.

Tô Hoài

Ông sinh ngày 27/09/1920 tại huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ. Tên khai sinh là Nguyễn Sen.
 
Khi nhắc đến Tô Hoài, là ai cũng nhớ về một miền kí ức đã trôi vào quên lãng, đó là tuổi thơ. Ông được biết đến một cách đông đảo trong giới thiếu nhi và được mệnh danh là nhà văn của thiếu nhi. Bởi những câu chuyện đầy hấp dẫn, li kỳ và cũng không kém phần bất ngờ. 

Tô Hoài còn nhận được nhiều huy chương, bằng khen về lĩnh vực văn học như: giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học. Có thể nói tác phẩm nổi nhất của ông đó là: Dế Mèn Phưu Lưu Ký. Hoặc một vài tác phẩm khác nữa như: Truyện Tây Bắc, Họ Giàng Ở Phìn Xa, Nhà Nghèo,… 
 
Ông mất ngày 06/07/2014 tại Hà Nội.

Nguyễn Tuân

Ông sinh ngày 10/07/1910 tại Hà Nội.
 
Ông là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam chuyên về truyện ngắn và bút kí. Ông có một phong cách sáng tác độc đáo và phá cách mà không ai có thể bắt chước. Khi nói đến ông người ta thường miêu tả ông là một nhà văn tài hoa, uyên bác, đa tài. Nguyễn Tuân luôn đi tìm và sáng tạo cái đẹp. Và chủ nghĩa mà ông tuân theo đó là chủ nghĩa “xê dịch”. Ông quan niệm rằng phải đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều thì tác phẩm mới có giá trị. Vì thế đến với tác phẩm của Nguyễn Tuân, ta luôn cảm nhận được sự thú vị, mới mẻ và hơi khó hiểu. Phải đọc đi đọc lại nhiều lần thì ta mới có thể hiểu hết được những điều ông muốn truyền tải.

Một số tác phẩm tiêu biểu như: Tùy Bút Sông Đà, Một Chuyến Đi, Vang Bóng Một Thời,…

Ông mất ngày 28/07/1987 tại Hà Nội.

Nguyên Hồng

Ông sinh ngày 05/11/1918 tại Nam Định.

Ông  bắt đầu viết văn từ năm 1936 và đạt được thành tựu vang dội. Trong tác phẩm của ông đã miêu tả sinh động những hình ảnh thuộc về bức tranh xã hội của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội.Nhân vật trong truyện của ông thường có những phẩm chất, tính cách mạnh mẽ, quyết đoán thường được nhiều bạn đọc ngưỡng mộ. Và ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Mình về văn học và nghệ thuật năm 1996.

Một số tác phẩm tiêu biểu như: Bí Vỏ, Trời Xanh, sóng Gầm, Núi Rừng Yên Thế,…

Ông mất ngày 02/05/1982 tại Tân Yên.

Vũ Trọng Phụng

Ông sinh  ngày 20/10/1912 tại Hưng Yên, nhưng ông lớn lên và sinh sống ở Hà Nội.

Là một cây bút chuyên về mảng bút kí, phóng sự. Tác phẩm của ông mang tính chất giáo dục cao, phê phán những vấn đề tiêu cực diễn ra trong xã hội. Từ đó, người đọc có thể rút ra được bài học cho bản thân mình. Lời văn của Vũ Trọng Phụng rất sắc sảo, đầy hàm ý và đúng như câu “giết người không thấy máu”.

Trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 11, có một tác phẩm rất nổi và rất đáng đọc đó là Hạnh Phúc Một Tang Gia nằm trong  tập Số Đỏ. Khi đọc nó bạn sẽ hiểu câu “giết người không thấy máu”. Một số tác phẩm khác như Chống  Nạng Lên Đường,…

Ông mất ngày 13/10/1939 tại Hà Nội vì bệnh lao phổi.

Thanh Tịnh

Ông sinh ngày 12/12/1911 tại Huế.

Ông bắt đầu viết từ năm 1933, tuy nhiên ông không mấy thành công với mảng truyện dài nhưng những truyện ngắn ông lại đạt những thành công vang dội. Phong cách của ông mang đậm nét lãng mạn. Từ ngữ tinh tế, mượn mà, trau chuốt và dường như chứa đựng nỗi buồn man mác, bâng khuâng, xao xuyến không nói lên lời. Và có lẽ đó là tâm hồn của con người nơi có dòng sông Hương uốn quanh.

Một số tác phẩm tiêu biểu:Hận Chiến Trường, Quê Mẹ, Chị Và Em,…

Ông mất ngày 17/07/1988 tại Hà Nội.

Trả lời