Ngày 26/3 hay còn gọi là ngày thành lập Đoàn, đây cũng chính là ngày của các thanh niên. Hòa chung với không khí sôi nổi tràn đầy nhiệt huyết của ngày thành lập Đoàn 26/3, rất nhiều trường học tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: cắm trại, làm báo tường,… cùng với các trò chơi vô cùng thú vị. Ngày hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn những trò chơi 26/3 vui nhộn nhất để các bạn cùng tham khảo trong dịp 26/3 sắp tới nhé.

Trò chơi nhảy bao bố

Nhảy bao bố là một trò chơi cộng đồng đơn giản dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, rất phổ biến trong dịp 26/3. Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số lượng người chơi. Chỉ cần chuẩn bị sẵn cho riêng mình một chiếc bao bố để tham gia trò chơi thì bất cứ ai cũng có thể tham gia được nhé, thời gian chơi từ 15-20 phút. Dụng cụ cần thiết là chiếc bao tải.

Hướng dẫn cách chơi:


  • Chơi đôi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3-5 đôi, mỗi đôi một nam một nữ đứng ở điểm xuất phát và chờ lệnh của quản trò. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch mức: 1 vạch xuất phát và một vạch đích. Mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc, hai người đứng đầu bước vào trong bao và hai tay giữ chặt lấy miệng bao. Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát, đôi đứng đầu mỗi đội nhảy đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho đôi thứ hai. Khi nào đôi thứ nhất nhảy về đến đích thì đôi thứ hai mới tiếp tục nhảy, cứ như vậy lần lượt đến đôi cuối cùng, đội nào về trước thì đội đó thắng.
  • Chơi đơn: Có thể chơi từ 5-7 người, xếp thành một hàng ngang đứng trước vạch xuất phát và chờ lệnh của quản trò. Khi có hiệu lệnh xuất phát của quản trò thì tất cả cùng nhảy về đích, ai về tới đích trước thì người đó thắng.

Trò chơi kéo co

Bất kể khi nào bạn cũng có thể chơi kéo co cùng bạn bè, nhưng chơi vào ngày 26/3 thì không khí đặc biệt hơn đúng không nào? Trò chơi dân gian này vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Và vì đây là trò chơi tập thể nên qua đó các bạn càng trở nên đoàn kết hiệp lực, thân thiết với nhau hơn rất nhiều.


Hướng dẫn cách chơi:

  • Kéo co là trò chơi có cách thức tổ chức, đạo cụ và sân chơi đơn giản. Một cuộc thi kéo co có 2 đội, số lượng người đều nhau. 2 đội sẽ nắm vào một sợi dây thừng, ở điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dây lụa đỏ làm mốc.
  • Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội chơi nắm chặt hai tay vào dây, đội nào kéo điểm đánh dấu sang phía mình là đội đó thắng cuộc.
  • Mỗi cuộc thi đấu gồm 3 hiệp, đội nào thắng liên tiếp 2 hiệp thì đội đó giành phần thắng, không cần thi đấu hiệp thứ 3.
  • Mỗi hiệp thường không kéo dài quá 2 phút, nên đòi hỏi các thành viên của các đội chơi phải rất nỗ lực.

Giai điệu kết nối

Âm nhạc sẽ mang chúng ta lại gần nhau hơn. Nếu muốn tìm một trò chơi vui, mang lại nhiều tiếng cười cho dịp 26/3 thì Giai điệu kết nối là gợi ý không tồi của gửi đến bạn.


Hướng dẫn cách chơi:

  • Mỗi lớp cử 2 bạn 1 nam 1 nữ, mỗi lần thi đấu sẽ có 5 cặp (10 người)
  • Các đội chơi đứng quanh vòng tròng đã được BTC chuẩn bị và nhảy theo nhạc, sau khi nhạc dừng các đội phải nhanh chân nhảy vào trong vòng tròn, bạn nào chưa vào được hoặc chạm mức sẽ bị loại. BTC sẽ tiếp tục thắt vòng dây lại cho đến khi còn lại người cuối cùng, đó sẽ là người chiến thắng.
  • Thi đấu loại trực tiếp.

Đua xe đạp chậm

Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh, tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các khối lớp trong nhà trường. Đua xe đạp chậm là môn “thể thao” vừa tôi luyện sức khỏe và sự nhạy bén, khéo léo vừa thực sự vui nhộn khiến các em hào hứng tham gia. Đây là trò chơi phù hợp cho dịp 26/3.


Hướng dẫn cách chơi:

  • Nội dung: Thi đấu theo cặp HS.
  • Chuẩn bị: Một xe đạp có vòng lốp có đường kính 650cm.
  • Thể thức thi đấu: Tất cả các lớp từng khối thi đấu 1 lượt trong vòng 5 phút, tính điểm theo vị thứ.
  • Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 1 HS nam và 1 HS nữ tham gia thi đấu.
  • Luật chơi: Một HS chở 1 HS chỉ được chạy trên đường riêng của mình đã quy định. Càng đi chậm thì thành tích càng cao, cuộc đua dừng lại khi có một đội (không phạm qui) đến đích, thành tích được tính từ vị trí dừng lại đến vạch đích, khoảng cách càng xa thị vị thứ càng cao. Chú ý xe phải có sự chuyển động, không được đứng im, người chơi chạm đất sẽ dừng cuộc chơi và tính vị thứ lớp cuối cùng.

Gian Hàng Ẩm Thực

Hiện nay, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đang là một hoạt động được các nhà trường rất quan tâm. Chính bởi thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Nhằm giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, các trường học đã tổ chức cuộc thi “Hội chợ ẩm thực ba miền” vào dịp 26/3 với sự tham gia đông đảo của các lớp học.


Hướng dẫn cuộc thi:


  • Mỗi trại lập 1 gian hàng bán các món ăn đặc sản của 3 miền và 1 món ăn chính để dự thi. Đề cao các món ngon, rẻ, nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại… Gian hàng được bán trên khu vực đất trại của mỗi trại; Các đội tự quản lý thu chi.
  • Các lớp sẽ bán các loại ẩm thực trong gian hàng đã đăng ký với ban tổ chức, Các chi đoàn chỉ được sử dụng bếp cồn để đun, nấu, chiên… Điểm gian hàng ẩm thực sẽ tính bao gồm điểm trang trí gian hàng và các món ăn, Các món ăn phải hợp vệ sinh, Các gian hàng chịu trách nhiệm về món ăn.


Lưu ý: Không được sử dụng bàn ghế của nhà trường, phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

Ba người bốn chân.

Trò chơi Ba người bốn chân là một trò chơi rất thú vị dịp 26/3 này, trò này đòi hỏi tinh thần đồng đội, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội.

Hướng dẫn cách chơi:

  • Nội dung: Thi đấu theo nhóm 3 HS.
  • Chuẩn bị: Mỗi đội 2 dây vải có độ chắc chắc cao, không co dãn, dài 0.5 m
  • Thể thức thi đấu: Tất cả các cặp học sinh thi đấu 1 lượt tính điểm theo vị thứ.
  • Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 2 HS nam và 1 HS nữ tham gia thi đấu.
  • Luật chơi: Ba học sinh xếp hàng ngang ngay vạch xuất phát của đội mình. Hai HS hai bên sẽ dùng dây vải cột 1 chân mình vào 1 của người đứng giữa. Khi nhận lệnh xuất phát của trọng tài, thì các đội nhanh chóng di chuyển nhanh về đích. Mỗi đội chỉ được chạy trên đường riêng của mình đã quy định. Đội chơi được công nhận là đã về đích khi chạy qua vạch đích. Nếu bị tuột dây trong lúc thi đấu thì đội đó phải cột lại dây rồi mới được tiếp tục thi đấu.

Chung sức chung quần

Chung sức chung quần – nghe tên thôi đã thấy hết sức thú vị rồi. Đây là trò chơi vui, mang lại nhiều niềm vui cho cả người chơi lẫn người xem, là trò được đông đảo mọi người yêu thích dịp 26/3.

Hướng dẫn cách chơi:


  • Mỗi lớp 1 đội gồm 2 nam, 1 nữ.
  • Đội thi đứng trước vạch xuất phát, sau đó người đầu tiên cầm quần vừa chạy vừa mặc quần rồi vòng qua cọc, sau đó chạy về cởi quần cho người tiếp theo, tiếp tục như thế cho đến thành viên cuối cùng trong đội. Đội nào treo quần lên cọc của mình nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng

Ăn quả nhớ ai

Trò chơi Ăn quả nhớ ai là trò chơi quen thuộc có từ bao đời và là “món ăn tinh thần” dành cho cuộc sống con người. Với trò chơi Ăn quả nhớ ai, người chơi được tha hồ vui chơi trong một bầu không khí vui vẻ và lành mạnh.


Hướng dẫn cách chơi:



  • Số lượng: mỗi lớp 1 đội gồm 4 nam, 4 nữ đứng xếp theo hàng dọc
  • Đấu bảng, loại trực tiếp
  • Người đầu tiên sẽ không được dùng tay để ăn hết quả táo đã được BTC phát sau đó dùng muỗng chuyền hạt táo cho các thành viên trong đội, sau lượt chuyền đi và chuyền về nếu đội nào chuyền hạt táo về ngừoi đứng đầu trước tiên sẽ là đội chiến thắng. Đội nào làm rớt hạt táo coi như bị loại. Hoàn thành xong lượt đi và về nhanh nhất là đội thắng cuộc.

Cứu hỏa

Một trò chơi vào dịp 26/3 cũng không kém phần thú vị nữa mà muốn giới thiệu đến bạn đó chính là trò Cứu hoả. Trò chơi được tổ chức hết sức sôi động, đã tạo nên không khí đậm chất sinh viên, đậm chất thanh niên, góp phần đưa tinh thần của tuổi trẻ nhà trường hòa chung khí thế tuổi trẻ cả nước trong tháng 03 – tháng thanh niên.


Hướng dẫn cách chơi:

  • Dụng cụ gồm: xô đựng nước (các chi đoàn chuẩn bị mỗi lớp 1 xô đựng nước, chai nhựa 1l và ly dùng một lần
  • Số lượng: Mỗi lớp 1 đội gồm 4 nam 4 nữ ngồi theo hàng dọc.
  • Người đầu tiên sẽ múc nước từ trong xô vào ly, không được quay đầu lại mà đổ ra sau cho người tiếp theo hứng, cứ lần lượt như vậy đến người cuối cùng, người này có nhiệm vụ đổ nước vào chai, sau thời gian 2 phút đội nào có chai nước đầy hơn sẽ là đội chiến thắng.
  • Đấu bảng, loại trực tiếp.

Đổ nước vào chai

Trò chơi đổ nước vào chai là một trò chơi phổ biến trong dịp 26/3 tại các trường học, trò chơi với mục đích rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v…


Hướng dẫn cách chơi:


Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội, phía trước mỗi đội từ 4-6m đặt những chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ dùng tay múc nước ở thau để ở vạch xuất phát của mỗi đội để đi đổ vào chai, sau đó chạy về cho người tiếp theo của đội mình tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước thì đội đó thắng.

Luật chơi: Số người chơi ở mỗi đội phải bằng nhau. Nếu các thành viên của đội đã đi hết một lượt mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt từ người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng cuộc.

Trả lời