Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông, ngày càng có nhiều người lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển nhờ tính nhanh chóng và tiện dụng. Do đó, trên thế giới các sân bay ngày càng được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu hành khách. Hãy cùng điểm qua top 10 sân bay khổng lồ của thế giới!

Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) – 2,330 hecta

Sân bay quốc tế Bắc Kinh nằm cách trung tâm thủ đô tầm 20km về hướng Đông Bắc. Sân bay này được mở cửa lần đầu tiên năm 1958. Sau rất nhiều lần nâng cấp và cải tạo, trong đó lần mở rộng lớn nhất là năm 2008 để phục vụ Thế Vận Hội với giá trị đầu tư khổng lồ lên đến 625 triệu đô la Mỹ, sân bay quốc tế Bắc Kinh đã trở thành sân bay bận rộn nhất châu Á (căn cứ trên lượng máy bay hoạt động) và đứng thứ 2 thế giới tính trên lượng khách. Ngoài ra, sân bay cũng gây ấn tượng với hành khách bằng phong cách xây dựng độc đáo và đẳng cấp cùng những tiện nghi tối tân. Nhìn từ trên cao, sân bay mang hình dáng một con rồng bay lượn như chào đón hành khách đến với Trung Quốc. Từng phần nhỏ của sân bay còn được thiết kế để đón các nguồn ánh sáng thay đổi khác nhau trong ngày.

Sân bay quốc tế Denver (Mỹ) – 13,726 hecta

Sân bay quốc tế Denver là sân bay lớn nhất nước Mỹ, nằm tại Denver, bang Colorado. Sân bay Denver phục vụ các chuyến bay đến 187 điểm đến ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Denver còn là sân bay duy nhất ở Mỹ áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và vinh dự được nhiều tạp chí uy tín bình chọn là sân bay tốt nhất Bắc Mỹ. Về mặt kiến trúc, Denver gây ấn tượng là sân bay “xanh” nhất nước Mỹ với công nghệ dùng năng lượng mặt trời. Một số tác phẩm nghệ thuật còn được trưng bày trong các đường dẫn từ nhà ga đến đường bay.

Sân bay quốc tế Cairo (Ai Cập) – 2,550 hecta

Sân bay quốc tế Cairo là sân bay chính của Ai Cập, cách trung tâm thủ đô 15km về hướng Đông Bắc. Sân bay gồm 3 nhà ga chính cho mục đích thương mại và 1 nhà ga đặc biệt dành cho các chuyên cơ. Sân bay này có khả năng phục vụ khoảng 14 triệu hành khách mỗi năm. Năm 2015, chính quyền Ai Cập dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đã tiến hành dự án nâng cấp lớn nhằm tăng khả năng đáp ứng khoảng 26 triệu lượt khách mỗi năm.

Sân bay Madrid Barajas (Tây Ban Nha) – 3,050 hecta

Sân bay Madrid Barajas nằm ở phía Đông Bắc trung tâm thủ đô Mandrid, Tây Ban Nha. Đây là đầu mối hàng không chính của Tây Ban Nha và đang từng bước trở thành trung tâm hàng không quan trọng nhất ở châu Âu. Năm 2015, sân bay Madrid Barajas đã đón gần 47 triệu lượt khách. Không những thế, lượng khách đến, lượng máy bay dân dụng và chở hàng cất cánh hạ cánh ở sân bay này cũng tăng trưởng ổn định qua các năm. Sân bay Barajas có thiết kế hiện đại, ấn tượng; thiết kế của nhà ga T4 còn giành giải Stirling (một giải kiến trúc của Anh).

Sân bay quốc tế Phố Đông-Thượng Hải (Trung Quốc) – 3,350 hecta

Sân bay Quốc tế Phố Đông – Thượng Hải nằm ở phía đông thành phố Thượng Hải. Sân bay này được mở cửa từ năm 1999 và dùng để phục vụ các đường bay quốc tế (các đường bay nội địa  được chuyển cho sân bay Hồng Kiều Thượng Hải). Năm 2015 sân bay đã phục vụ hơn 60 triệu lượt khách. Đây là trung tâm hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất về lưu lượng hành khách cũng như hàng hóa vận chuyển. Thiết kế của sân bay còn mang tính biểu tượng cho sức mạnh kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. 

Sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth (Mỹ) – 7,800 hecta

Sân bay Dallas Fort Worth (DFW) là sân bay quốc tế chính của bang Texas, Mỹ và là trung tâm lớn nhất của hãng hàng không American Airlines. Năm 2015, sân bay đã phục vụ hơn 64 triệu lượt khách.  DFW là một quần thể kiến trúc khổng lồ gồm 5 nhà ga và 165 cửa lên máy bay. Trong một cuộc khảo sát , DFW được bình chọn là sân bay vận chuyển hàng hóa tốt nhất thế giới. 

Sân bay Charles de Gaulle (Pháp) – 3,200 hecta

Sân bay Charles de Gaulle hay còn gọi là sân bay Roissy tọa lạc cách Paris 25km về hướng Đông Bắc . Roissy là trung tâm hàng không chính không chỉ của nước Pháp và còn của thế giới. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ hơn 65 triệu lượt khách và trở thành sân bay bận rộn thứ 2 ở châu Âu (chỉ sau sân bay Heathrow London, Anh). Hiện tại, có 3 nhà ga chính đang đưa vào sử dụng và nhà ga thứ 4 đang được lên kế hoạch xây dựng vào năm 2025 để nâng cao năng lực phục vụ hành khách của Roissy lên 80 triệu người/năm. 

Sân bay quốc tế Bangkok (Thái Lan) – 2,980 hecta

Sân bay quốc tế Bangkok hay còn gọi là sân bay Suvarnabhumi là một sân bay mới nằm cách trung tâm thủ đô Bangkok 25km. Sân bay này được đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2006 sau khi Thái Lan quyết định đóng cửa sân bay quốc tế Don Mueang(sân bay Don Mueang được mở cửa lại năm 2007). Sân bay mới có khả năng phục vụ 45 triệu lượt khách mỗi năm, thậm chí có thể nâng cấp lên 150 triệu lượt khách. Bên trong sân bay Suvarnabhumi được thiết kế ấn tượng với nội thất tiêu biểu cho văn hóa Thái Lan.

Sân bay quốc tế Chicago O’Hare (Mỹ) – 2,610 hecta

Sân bay Chicago O’hare nằm về phía Tây Bắc thành phố Chicago, bang Illinois. Đây là trung tâm đầu mối lớn thứ 2 của 2 hãng hàng không lớn của Mỹ là American Airlines và United Airlines. Năm 2014, sân bay O’Hare được xếp hạng là sân bay bận rộn nhất thế giới dựa trên lượng máy bay cất cánh và hạ cánh. O’Hare cũng giành danh hiệu “Sân bay tốt nhất nước Mỹ” trong 10 năm liền. Tuy nhiên, gần đây sân bay Chicago O’Hare cũng gặp nhiều chỉ trích về tỷ lệ hoãn/ hủy chuyến bay mà nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng di chuyển và lịch bay dày đặc ở đây.

Sân bay quốc tế King Fahd (Dubai, Ả-rập Xê-út) – 78,000 hecta

Sân bay King Fahd  trải trên một diện tích khổng lồ lên đến 78,000 hecta ở Ả Rập Saudi. Sân bay chính thức mở cửa từ năm 1999 và trở thành trung tâm hàng không chính của Ả Rập. Nhà ga của sân bay có 6 tầng chia thành cổng đi và cổng đến cùng một nhà ga đặc biệt dành cho hoàng gia và các chính khách. Nổi tiếng nhất ở sân bay King Fahd là hệ thống cửa hàng miễn thuế và các tiện nghi phục vụ hành khách khác như nhà hàng, quán cà phê, ngân hàng và thậm chí có cả khách sạn và nhà thờ Hồi Giáo.

Trả lời