Đông Nam Á là tên gọi chung cho tập hợp các quốc gia nằm ở phía Đông Nam của châu Á, với diện tích khoảng 4,5 triệu km2 và dân số khoảng 570 triệu người cùng tài nguyên biển, rừng phong phú kết hợp với các chính sách phát triển đồng đều của các quốc gia thì đây là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay. Sau đây là danh sách 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam

GDP bình quân: 2.054 USD

Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức 6,6%, cao hơn so với mức dự báo trước đó là 6,2%. Các ngành công nghiệp khai khoáng liên tục phát triểnvới mức tăng trưởng 8,2%  do các dự án đầu tư mới liên tục đổ dồn vào; bên cạnh đó ngành xây dựng cũng đạt tăng trưởng mức 6,6% do thị trường bất động sản đã có sự phục hồi nhẹ, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp do ảnh hưởng của thời tiết và biến động giá cả nên tốc độ tăng trưởng chỉ đạt ở mức rất khiêm tốn 2,4%, giảm một nửa so với cùng kỳ các năm trước.

Lào

GDP bình quân: 1.693 USD

Chính sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ Lào trong quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã giúp tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Lào đạt khoảng 7,5%, hiện nước này đã huy động được 1,590 dự án đầu tư cả trong và ngoài nước, với tổng số vốn lên đến 2,9 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra 48%. Hiện nay, đời sống nhân dân Lào đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 7%. 

Singapore

GDP bình quân đầu: 52.841  USD

Singapore là nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Ở Singapore có môi trường kinh doanh mở, tỉ lệ tham nhũng rất thấp, tính minh bạch trong tài chính cao, giá cả rất ổn định. Nguồn thu chính của quốc gia này dựa vào xuất khẩu các mặt hàng điện tử, các sản phẩm hóa chất và phát triển dịch vụ. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu các  hàng hóa chưa gia công về để chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, thành phố cảng của Singapore được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, quy tụ lực lượng lao động có tay nghề cao chính là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế của Singapore.

 

Campuchia

GDP bình quân: 1.159 USD

Hiện nay đất nước Campuchia đã thực hiện tăng trưởng kinh tế đúng theo mô hình là công xưởng của châu Á do giá nhân công rất rẻ và tập trung trọng điểm vào lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp của Campuchia đang dần chuyển dịch sang dựa vào công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ. Thực tế chứng minh sự chuyển dịch rõ rệt này ở Campuchia đó là tổng số nhà máy tăng đến 1,490, giải quyết việc làm cho hơn 872,000 người lao động, tổng số doanh nghiệp nhỏ trên toàn quốc hiện nay là 38,933 doanh nghiệp.

Brunei

GDP bình quân: 36.609 USD Brunei là quốc gia có có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên thuộc hàng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn lương thực của Brunei chủ yếu là nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức 3,5%, sản lượng điện hàng năm khoảng 2,56 tỷ kWh; tổng giá trị xuất khẩu đạt mức 2,04 tỷ USD; tổng giá trị nhập khẩu đạt l, 38 tỷ USD. Hiện nay Brunei cũng là quốc gia giàu có thứ 2 khu vực Đông Nam Á.

Indonesia

GDP bình quân: 3.347 USD

Hiện nay, Indonesia là một trong một trong những thị trường tiêu dùng mới nổi lớn nhất trên thế giới. Theo dự đoán của OECD thì trong thời gian tới nền kinh tế Indonesia sẽ đạt mức tăng trưởng 5% nhờ đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên, trong tương lai nền kinh tế Indonesia sẽ phải đối mặt với một nhiều thách thức lớn như việc phải nhanh chóng cải thiện môi trường kinh doanh và giải quyết thực trạng thất nghiệp của người lao động.

Myanmar

GDP bình quân: 1.221 USD Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Myanmar đạt khoảng 8,5% trong đó đóng vai trò chủ đạo là lĩnh vực dịch vụ với 41,6%. Hiện nay với các chính sách của chính phủ được cải tiến nên số vốn đầu tư nước ngoài rót vào quốc gia này tăng lên, chính phủ cũng đề ra chính sách hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ hết các loại thuế xuất khẩu. Ngoài ra Myanmar cũng đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực ASEAN, các nước khác ở châu Á và trên thế giới để nhanh chóng thay đổi bộ mặt nền kinh tế.

Malaysia

GDP bình quân: 9.766 USD

Do ảnh hưởng của suy thoái chính trị khiến nền kinh tế của Malaysia có chút biến động nhưng do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ ngày càng tăng khiến nền kinh tế Malaysia sớm lấy lại phong độ và duy trì ở mức cân bằng. Hiện nay mức  trưởng kinh tế của Malaysia luôn duy trì ở mức 4,9% tăng nhiều so với thời kì trước vì các loại thuế hàng hóa, thuế dịch vụ đã được chính phủ điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường và xu thế hội nhập.

Philippines

GDP bình quân: 2.899 USD Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở Philippines luôn duy trì trong mức từ 6,8- 7,8%.  Nếu như trong nhiều năm trước xếp hạng tín dụng của đất nước Philippines bị xem là thấp kém thì hiện nay quốc gia này đã lọt vào hàng những khu vực rất đáng để đầu tư. Ngoài ra các trái phiếu mà chính phủ Philippines phát hành chính là kênh đầu tư khá một chiều trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đang liên tục biến động. Bên cạnh đó quốc gia này vẫn còn nhiều người dân không được hưởng đầy đủ các lợi ích mà sự phát triển kinh tế mang lại, tỉ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao.

Thái Lan

GDP bình quân: 5.816 USD

Nền kinh tế Thái Lan chủ yếu dựa vào xuất khẩu chiếm 60% GD. Thị trường truyền thống và lớn nhất của xuất khẩu Thái Lan là Hoa Kỳ. Hiện nay các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh ở Thái Lan bao gồm chế tạo máy tính, các đồ điện tử, sản xuất hàng may mặc và giày da, chế biến đồ gỗ và chế biến thực phẩm đóng hộp; sản xuất các sản phẩm đá quý và đồ trang sức; một số sản phẩm công nghệ cao.

2019-01-08 20:11:02

Dân số là 621,0 triệu người theo năm 2014.

Trả lời