Nền kinh tế châu Âu tạo ra hơn 17 nghìn tỉ USD mỗi năm chính vì vậy đây là nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. Để có được vị thế này thì từng quốc gia trong khu vực phải nỗ lực không ngừng để phát triển và mở rộng quy mô kinh tế của quốc gia mình. Dưới đây chính là danh sách các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực châu Âu hiện nay.

Đan Mạch

GDP/người/năm: 56.426 USD
Hiện nay nền kinh tế của Đan Mạch nằm trong top 10 nền kinh tế phát triển hiệu quả nhất thế giới, với mức GDP/ người thuộc hàng cao nhất thế giới. Ngành công nghiệp rất phát triển ở quốc gia này xây dựng cảng biển, đóng tàu, chế tạo các thiết bị năng lượng, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, sản xuất dược phẩm, thiết kế công nghiệp và hàng tiêu dùng, phát triển vận tải biển,…

Ireland

GDP/người/năm: 45.984 USD
Nằm trong top những nền kinh tế hiện đại, trụ cột kinh tế của Ireland là chủ yếu dựa vào thương mại với mức tăng trưởng hàng năm rất cao trung bình khoảng 10% ở giai đoạn 1995 – 2000 trong đó xuất khẩu là động lực chính cho sự tăng trưởng và mở rộng quy mô. Ở thời điểm hiện tại sản xuất nông nghiệp đã được thu nhỏ quy mô để tập trung phát triển công nghiệp (công nghiệp chiếm 46% GDP, 80% lượng hàng xuất khẩu,tạo ra 29% việc làm cho đội ngũ lao động mỗi năm). 

Monaco

GDP/người/năm: 163.026 USD
Với GDP/người đạt mức 163.026 USD, Monaco được xem là quốc gia có thu nhập cao nhất châu Âu hiện nay. Nền kinh tế Monaco chủ yếu dựa vào ngành du lịch. Ngay từ năm 1962 tại quốc gia này, các dịch vụ liên quan đến ngân hàng cùng các sòng bạc đã được thành lập. Với chính sách thuế quan mở cửa với nhiều ưu đãi nên đã thu hút được nhiều công ty nước ngoài đầu tư và rót vốn vào. Mặc dù không phải là thành viên của EU nhưng Monaco có quan hệ mật thiết với các nước thành viên của tổ chức này thông qua Hiệp định chung về thuế quan với Pháp. Hiện nay Monaco cũng sử dụng đồng tiền Euro.

Liechtenstein

GDP/người/năm: 134.915 USD
Hiện nay ngành kinh tế chủ đạo của đất nước Liechtenstein là công nghiệp chế biến các nguyên liệu thô tại quốc gia khác. Quốc gia này là nơi sản xuất các loại phụ tùng lắp ráp (phục vụ mục đích xuất khẩu), các mặt hàng điện tử, sản phẩm gốm sứ, thuốc tân dược, các thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ nha khoa hoặc làm răng giả. Hiện nay trên cả đất nước Liechtenstein chỉ có 35 xí nghiệp trong đó chủ yếu là chi nhánh của các công ty Thụy Sĩ đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 nhân công.
Nguồn thu nhập quan trọng nhất là từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, thu thuế (có hơn 15.000 công ty nước ngoài đăng ký ở Vaduz) và sản xuất các loại tem phục vụ khách du lịch. Nền nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp chiếm 14% tổng GDP trong đó chăn nuôi, trồng nho và lúa mì chiếm tỉ trọng chủ yếu.

Thụy Điển

GDP/người/năm: 54.815 USD
Kinh tế của Thụy Điển chính là nền kinh tế hỗn hợp tiên tiến điển hình với sự hướng ngoại phát triển ngành công nghiệp khai thác tài nguyên. Một số ngành công nghiệp chủ đạo ở quốc gia này là chế tạo ô tô, các thiết bị viễn thông, sản xuất dược phẩm và chế biến các sản phẩm lâm nghiệp. Kinh tế của đất nước Thụy Điển là nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao và sự phát triển của các loại phúc lợi xã hội. Nguồn thu từ thuế cũng đóng góp không nhỏ vào GDP quốc gia và chỉ đứng sau Đan Mạch.

Thụy Sĩ

GDP/người/năm: 78.881 USD 
Thụy Sĩ là quốc gia có lực lượng lao động đạt trình độ cao nên có khả năng tiến hành các công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu và tay nghề thành thạo với chất lượng hàng đầu. Các lĩnh vực kinh tế chính mang lại nguồn thu cho nước này chính gồm có công nghệ vi mô, các ngành công nghệ cao, phát triển công nghệ sinh học và dược phẩm, ngân hàng và bảo hiểm. Trong số đó, dịch vụ là trụ cột kinh tế chính của đất nước này và sử dụng số lượng lao động nhiều nhất trong các ngành kinh tế.
Hiện nay, nền kinh tế của Thụy Sĩ thuộc hàng ổn định nhất trên thế giới. Cùng với các chính sách an ninh tiền tệ bí mật ở các ngân hàng đã giúp quốc gia này Thụy Sĩ trở thành địa điểm an toàn và ưu tiên hang đầu của các nhà đầu tư lớn.

Luxembourg

GDP/người/năm: 107.476 USD
Nền kinh tế Luxembourg có trụ cột chính là sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng và thép. Mặc dù Luxembourg có tiềm năng du lịch khá lớn, là trung tâm văn hóa lớn của châu Âu nhưng do chưa chú trọng đầu tư phát triển nên ngành du lịch chưa khai phá hết tiềm năng. Trong số tất cả các nước công nghiệp trên thế giới theo chế độ dân chủ hiện nay thì Luxembourg là nước có mức độ phồn thịnh về kinh tế nhất.

Hà Lan

GDP/người/năm: 46.011 USD
Với vị trí đặc biệt, Hà Lan đóng vai trò quan trọng là một trung tâm giao thông lớn của khu vực của châu Âu. Nguồn thu chủ yếu của Hà Lan là dựa vào sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, các loại máy móc và thiết bị điện, công nghiệp lọc hóa dầu. Mỗi năm thặng dư thương mại của quốc gia này liên tục tăng cao, quan hệ lao động cực kì ổn định, và tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức trung bình chính là nền tảng khiến quy mô kinh tế nước này ngày càng mở rộng.

San Marino

GDP/người/năm: 57.700 USD
San Marino là một trong những quốc gia có diện tích nhỏ nhất trên thế giới nhưng sự phát triển kinh tế của quốc gia này thì nhiều nước phải thán phục và học hỏi. Ở San Marino tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp đến dịch vụ và du lịch đều phát triển một cách đồng đều. Hiện nay thu nhập của quốc gia này chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên truyền thống như trồng nho, khai thác đá xây dựng phát hành tem thư và chú trọng nhất là du lịch – đóng góp hơn 50% tổng GDP quốc gia. 

Áo

GDP/người/năm: 46.643 USD
Người dân của nước Áo có mức sống rất cao trong khu vực cũng như trên thế giới, đóng vai trò không nhỏ trong đó chính là sự điều tiết phù hợp của chính phủ kể từ năm 1945. Nền kinh tế của Áo có mức tăng trưởng rất ổn định với tỉ lệ trung bình từ 1 – 3,3% mỗi năm. Với vị trí địa lý thuận lợi nên hiện nay Áo trở thành một cửa ngõ quan trọng của các nước thành viên EU cũ và mới tạo động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia này hiện tại và trong tương lai. 

Trả lời