Mỗi cái tên những sinh vật “cô đơn” sau đây sẽ là một câu chuyện để chúng ta suy ngẫm. Bạn có tin không? con người chúng ta lại góp mặt trong danh sách này.

George cô độc

Chú rùa Pinta ở đảo Galapagos có tên George là một trong những sinh vật cô đơn nhất trên thế giới. Số lượng loài rùa này bị sụt giảm đáng kể. Khi chỉ còn một mình George, chú rùa này đã được chuyển về Trung tâm nghiên cứu Charles Darwin để bảo tồn và nhân giống. Tuy nhiên sau mọi nỗ lực cố gắng nhân giống, chàng trai này vẫn chọn cách cô đơn, không chịu bắt cặp với bất kỳ một cô rùa nào khác. Đến 24/6/2012, rùa George qua đời, thọ gần 100 tuổi. Nhiều người cho rằng chàng rùa này rất buồn và cô độc khi còn lại một mình và chứng kiến người thân, bạn bè ra đi trong khi đó bản thân sống tới tận 100 năm. Vậy là rùa George lúc sống đã cô độc và vẫn chọn cách sống một mình đến tận khi chết.

Cá voi 52 Hz

Bơi lượn khắp đại dương mênh mông, luôn không ngừng nỗ lực để phát ra tín hiệu sóng thu hút bạn tình nhưng cuối cùng vẫn đơn độc đến lúc chết. Câu chuyện thật đáng thương cảm khi chú cá voi này lại phát tần số 52 Hz lệch so với tần số của những con cá voi khác giao tiếp ở 15 – 25 Hz. Nhiều người nghĩ rằng sinh vật có vú khổng lồ này là “con lai” của  cá voi xanh và một loài khác. Thậm chí đã có một bài hát Whalien52 được sáng tác để nhớ tới chú cá voi này, khác biệt và cố gắng kêu gọi sự kết nối nhưng rồi vô vọng.

Cá heo Baiji

Loài cá này còn có tên gọi khác là cá heo sông Dương Tử. Phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu sông của Trung Quốc. Lượng cá thể cá heo này bị sụt giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động đánh bắt, ô nhiễm môi trường nước và bị chết nhiều ở năm 1950. Năm 1997 dựa vào thông tin trong một cuộc khảo sát, loài này còn 13 cá thể tuy nhiên đến năm 2002 con cá cuối cùng tên Qiqi đã chết. Đây cũng là một cái chết đầy “cô đơn” của loài cá này.

Con người

Nghe có vẻ hơi điên rồ nhưng con người lại là một trong những sinh vật cô độc nhất hành tinh. Không giống như George, Toughie, loài người vẫn chưa bị tuyệt chủng hay bạn không phải sống một mình trên hành tinh hoang vắng như Curiosity Rover. Nhưng sự bùng nổ về công nghệ này nay đã khiến con người chỉ chăm chú vào những thiết bị đó. Đi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh lướt web, nghe nhạc, xem phim, vào facebook, chụp ảnh check-in hay cập nhật thông tin thay đổi hàng ngày, hàng giờ,… Cộng với sự phát triển của mạng xã hội, giới trẻ lại càng có nhiều việc hơn để làm mỗi khi cầm chiếc điện thoại của mình lên. Hãy ngưng bớt “sống ảo” và trở về với thực tế cuộc sống, quan tâm những người xung quanh. Đừng để đến lúc như Geogre “Cô đơn hoặc cố gắng kêu gọi sự kết nối mà chưa bao giờ được hồi đáp là một trong những nỗi sợ lớn nhất của loài người”.

Chú ếch Toughie

Chú ếch cuối cùng của loài Ecnomiohyla rabborum (thuộc họ Hylidae), đã chết vào ngày 7 tháng 10 năm 2009 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài ếch cây này. Sau 4 năm được chăm sóc tại sở thú Atlanta chú đã bị chết mà không thể nhân giống. Trước khi chết chú không ngừng kêu gọi bạn tình nhưng không thể đáp ứng, thật là tội nghiệp cho chú ếch nhỏ, đến khi chết vẫn không tìm được “tri kỷ”.

Cá Mangarahara

Loài cá có vẻ ngoài xấu xí, được nuôi ở vườn thú London 12 năm sau mọi nỗ lực vườn thú vẫn không thể tìm được bạn đời cho chúng.  Cá Mangarahara cichlid, từ Madagascar, đã biến mất khỏi tự nhiên vì xây dựng các đập thủy điện trên sông Mangarahara. Hai con còn sót lại đều là con đực, chúng có cái lưng gù, mồm dẩu, rất xấu. Cho đến nay hai chú cá Mangarahara cichlid đực đã sống với nhau 12 năm ở Vườn thú London và tiếp tục chờ đợi “người tình” xuất hiện.

Ốc sên, sinh vật “độc hành”

Sinh vật thân mềm, di chuyển chậm và hầu như là “độc hành” trên quãng đường chúng di chuyển. Đôi khi bạn nhầm tưởng 2 cái râu phía trước là mắt của chúng nhưng thực chất nó giống như chiếc ăng – ten, hầu hết chúng bị mù và không có khả năng nghe. Ốc sên sống ở những nơi có bóng, ưa ẩm. Partula faba loài ốc sên lạ này được nuôi ở Bristol, số lượng loài này sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 1991 vườn quốc gia Anh chính thức đưa chúng vào danh sách bảo tồn và nhân giống, tuy nhiên mọi nỗ lực đều thất bại, con ốc cuối cùng cô độc đã chết vào tháng 2 năm 2016.

Cây Tenere

Đây là một cây keo cô độc, từng bị xem là cây bị cách ly nhất thế giới, bởi trong bán kính 200 -400km không có một loài cây nào tồn tại ngoài nó. Nó đứng lẻ loi ở sa mạc Sahara khô cằn, tưởng nhớ lài hồi ký ức nơi đã từng là một phần của một khu rừng tươi tốt và khu dân cư trù phú. Trải qua sự sa mạc hóa, khí hậu khô cằn chỉ còn một mình nó đứng trơ trọi sức sống thật mãnh liệt.  Cây keo  đã trở thành một ngọn hải đăng sống, nó là cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho đoàn lữ hành buôn muối rời Agadez đến Bilma. Năm 1973, sau khi bị một chiếc xe do một gã say rượu đụng trúng, nó đã hoàn toàn bị hạ gục, người ta trồng thay thế một cây keo khác để tượng trưng cho cây keo đơn độc này. 

Người cô đơn sống trong rừng Amazon

Gần đây, một người đàn ông đã tìm thấy một sinh vật kỳ lạ bị chết trong rừng rậm Amazon. Khi sinh vật này được tìm thấy, nó được bao phủ đầy máu. Nhìn kỹ, toàn bộ chân tay sinh vật mảnh mai, khuôn mặt dữ tợn, hàm răng cũng lớn hơn so với con người nhiều.Nhưng bàn tay và bàn chân của nó khá giống với con người, thậm chí đến cả các ngón chân, ngón tay. Sinh vật này không có lông, hơn nữa xu hướng đặc điểm khuôn mặt cũng tương tự ngũ quan của con người. Đây có thể là một người rừng còn nhỏ tuổi bị chết, nguyên nhân đang được giới khoa học làm rõ.

Rô-bốt thám hiểm Curiosity Rover

không phải là cá thể sống, nhưng người ta vẫn đưa chú rô-bốt này vào top 10 sinh vật cô độc nhất. Curiosity đã chứng tỏ nó là một “nhà thám hiểm dũng cảm” khi một mình trên một hành tinh cách trái đất nhiều năm ánh sáng, Curiosity Rover đã trải qua gần bốn năm một mình trong không gian mênh mông. Mỗi năm vào ngày sinh nhật của mình, Curiosity sẽ tự hát bài “Happy Birthday” để chúc mừng chính nó trên hành trình khám phá hành tinh Đỏ. Đến nay Rover chú robot nhỏ cô đơn trong vũ trụ vẫn làm việc thầm lặng vì sự nghiệp nghiên cứu vũ trụ bao la của con người.

Trả lời