Trong thế giới tự nhiên, côn trùng rất đa dạng các loài cũng như hình dáng và kích thước. Xung quanh cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp những loài côn trùng nhỏ bé nhưng cũng có những loài có kích thước lớn hơn. Bạn đã bao giờ được chiêm ngưỡng những loài côn trùng lớn nhất thế giới hay chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu về những loài côn trùng có kích thước khủng này nhé.

Bướm khế (bướm đêm Atlas)

Bướm khế hay còn gọi là bướm đêm Atlas có tên khoa học là Attacus atlas. Chúng là loài bướm đêm thuộc họ Ngài hoàng đế, thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, phổ biến ở quần đảo Mã Lai. Bướm đêm Atlas được xem là loài bướm lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích bề mặt cánh của chúng có thể lên tới 400 cm2. Ngoài ra, sải cánh của loài này cũng thuộc dạng lớn nhất từ 25 – 30 cm. Đối với loài này thì con cái thường dài và nặng hơn con đực. Bướm khế hiện là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Nhện lạc đà khổng lồ

Nhện lạc đà có tên khoa học là Arachnid Solifugae, hay còn được gọi là Bọ cạp gió. Chúng thuộc họ nhện lông và sinh sống chủ yếu trên sa mạc. Chúng sở hữu 6 cặp chân với đủ mọi hình dạng và kích thước. Chiều dài cơ thể chúng có thể lên tới 15 cm với trọng lượng khoảng 56g nên mọi người thường gọi chúng là nhện khổng lồ. Đặc biệt loài nhện này có khả năng di chuyển rất nhanh với tốc độ tới 50 km/h và có thể nhảy cao tới 2m. Chính vì vậy mà nhện lạc đà là nỗi khiếp sợ đối với mọi loài động vật trên sa mạc. Chúng thường săn mồi đơn độc theo mùa và vào ban đêm.

Bướm nữ hoàng Alexandra

Bướm nữ hoàng Alexandra phân bố chủ yếu ở miền đông Papua New Guinea, là loài bướm lớn nhất trên thế giới. Những con bướm cái của loài này thường lớn hơn bướm đực nhiều với sải cánh có thể lên tới 31 cm, thân dài 8 cm và cân nặng tới 12g. Cánh bướm cái màu nâu với những vết trắng, thân màu kem và một đốm lông nhỏ màu đỏ ở ức. Trong khi đó bướm đực có sải cánh không quá 20 cm. Cánh bướm đực cũng màu nâu nhưng có các vết màu xanh dương và xanh lá cây óng ánh, bụng có màu vàng sáng. Điểm đặc biệt để nhận ra bướm đực là những đốm vàng kim ở sau cánh.

Gián đào hang khổng lồ

Gián khổng lồ có tên khoa học là Blaberus giganteus, là một trong những loài gián lớn nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ Australia và thường được tìm thấy trong các khu vực nhiệt đới của miền bắc Nam Mỹ. Chúng thường sinh sống trong những hang động yên tĩnh, tối tăm, ẩm ướt trong rừng nhiệt đới. Chiều dài của con trưởng thành có thể dài tới 80 mm và nặng 35g và đặc biệt chúng có khả năng đào hang rất đỉnh. 

Megasoma Elephas

Loài bọ cánh cứng này thuộc phân họ Dynastinae và thường sinh sống tại những khu rừng mưa ở Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ.  chiều dài của một con đực trưởng thành từ 7 – 12 cm và chúng thường lớn gấp đôi con cái. Chúng thường có màu đen và được phủ một lớp lông mềm. Lông mọc rất dày trên cặp cánh cứng của chúng, lớp lông này còn khiến chúng có bề ngoài hơi vàng. Con đực có hai sừng mọc trên đầu và có một sừng trên đốt ngực trước dùng để tự vệ và cạnh tranh lẫn nhau, con cái không có sừng.

Giant Long-Legged Katydids

Loài này có tên khoa học là Arachnacris corporalis, là một loài châu chấu có nguồn gốc ở Malaysia. Chiều dài trung bình của chúng khi trưởng thành dao động trong khoảng 15 – 25 cm. Chúng thường có màu xanh lá với 1 đôi cánh màng cùng cặp cánh trên có màu xanh nhìn giống như chiếc lá, đỉnh đầu có 1 đôi râu mảnh dài và 6 cặp chân dài.

Goliathus

Loại bọ này có tên khoa học là Goliathus goliatus, là chi bọ cánh cứng trong họ Scarabaeidae. Chúng là một trong những loài lớn nhất thuộc chi Goliathus với chiều dài cơ thể khoảng 60 – 110 mm đối với con đực, từ 50 – 80 mm đối với con cái và có thể đạt trọng lượng lên đến 80 – 100g. Đốt ngực trước của chúng chủ yếu là màu đen, với các sọc dọc màu trắng, trong khi cánh cứng thường có màu nâu tối. Loài này có một cặp cánh màng tương đối lớn được sử dụng để bay. Khi không sử dụng, chúng được xếp dưới cánh cứng. Đầu chúng có màu trắng, với một sừng hình chữ Y đen ở con đực được sử dụng trong những trận chiến tranh giành thức ăn hoặc bạn tình với những con đực khác. Bọ cánh cứng Goliath chủ yếu ăn nhựa cây và hoa quả.

Bọ ngựa Trung Quốc

Bọ ngựa Trung Quốc có tên khoa học là Tenodera sinensis, có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được du nhập vào Bắc Mỹ vào năm 1895. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 10 cm, là loài bọ ngựa lớn nhất Bắc Mỹ. Chúng có màu sắc rất đa dạng từ màu xanh ngọc, sang nâu hay màu xanh lá. Cũng giống như những loài bọ ngựạ khác, chúng cũng ăn thịt đồng loại của mình và các loại côn trùng khác.

Titanus Giganteus

Titanus Giganteus là một loài bọ cánh cứng xén tóc và là một trong những loài bọ cánh cứng có thân dài nhất trong lớp côn trùng. Chiều dài của nó trung bình từ 16,7 – 17,7 mm. Đặc biệt, loài này có cặp càng ngắn, cong và sắc có thể cắn bút chì làm đôi và cắn đứt thịt người.

Dế Weta khổng lồ

Loài dế Weta khổng lồ này có tên khoa học là Deinacrida, xuất xứ từ New Zealand và được xem là loài sinh vật đặc hữu của quốc gia này. Chúng có kích thước khổng lồ khoảng 10 cm nếu không tính chân và râu và có thể nặng tới 70g, là một trong những loài côn trùng lớn nhất thế giới, hơn cả một con chim sẻ. Đặc biệt là loài dế này rất yêu thích cà rốt. Tuy chúng là dế nhưng lại không bay được, nguyên nhân chính là do kích thước khổng lồ và cân nặng vượt trội của chúng. Bên cạnh đó, loài dế Weta khổng lồ này hiện đang được xem là đã tuyệt chủng trên đất liền New Zealand vào những năm 1960 do chúng là thức ăn yêu thích của loài chuột.

Trả lời