Chùa Cổ Loa

Chùa Cổ Loa còn gọi tên khác là chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chùa nằm trong di tích Cổ Loa và gắn liền với truyền thuyết thành Cổ Loa xưa. Ngôi chùa này được xem là ngôi chùa linh thiêng thu hút du khách đến tham quan, dâng hương và đặc biệt trong hệ thống chùa ở đây có Am Mỵ Nương cực kì linh thiêng là điểm đến hấp dẫn để du khách cầu duyên.
Vào những ngày đầu tháng giêng, đặc biệt là ngày mồng 6 sẽ diễn ra khai hội ở đây, du khách đến tham dự càng đông đúc, đầu tiên bắt đầu lễ hội là đám rước, sau đó là phần lễ tế và phần cầu nguyện của người tham gia cho một năm quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn may mắn và những điều cầu xin lúc càng linh thiêng, ứng nghiệm. Sau khi thực hiện phần lễ là lúc du khách tham gia phần hội nhộn nhịp nhiều trò vui.
 Ngôi chùa này càng ngày càng thu hút lượng lớn du khách ghé thăm khi tết đến xuân về, vãn cảnh, thăm thú, tìm hiểu lịch sử và đặc biệt nguyện cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người.

Hành hương Yên Tử

Lễ hội Yên Tử là cuộc hành hương xuân lớn thứ hai ở nước ta chỉ sau Chùa Hương. Khu di tích Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Danh thắng này gắn liền tên tuổi của vua Trần Nhân Tông và là nơi xuất phát của thiền phái Trúc Lâm. Danh thắng này có hàng trăm chùa, am tháp và cao nhất là chùa Đồng. Nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn người tới dâng hương, tham dự lễ hội, du xuân và thăm thú cảnh quan. 
Vào những ngày đầu năm mới đặc biệt là những ngày khai hội xuân khoảng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết mùa xuân thì du khách đổ về đây không kể sao cho xiết. Hành trình đến với Yên Tử hết sức gian nan, vất vả. Đến nơi đây thực sự là một cuộc hành hương về đất Phật, người dân đến đây vừa dâng nén tâm hương cầu xin may mắn, thuận lợi trong làm ăn và cuộc sống vừa chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh, nghe giảng kinh phật và sống trong không khí linh thiêng của chốn cửa thiền. Đặc biệt khi du khách chinh phục được danh thắng cao nhất là chùa Đồng sẽ thấy thực sự là bản thân đã chinh phục được một điều lớn lao. Với vai trò tâm linh, tín ngưỡng lớn thì Yên Tử thực sự là một mảnh đất thu hút du khách, phật tử mỗi khi tết đến xuân về. Đúng như ca dao xưa đã nói : ”trăm năm tích đức tu hành – chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”.

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là quần thể chùa rộng 539 ha với 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới và các công trình như công viên văn hóa, học viện phật giáo, khu hồ Hàm Thị, đường giao thông và bãi xe.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa hết sức linh thiêng và vào ngày mồng 1 âm lịch hàng năm ở đây người ta khai hội mùa xuân, mồng 6 khai mạc và diễn ra hết tháng 3. Bình thường với cảnh quan đẹp, đền chùa linh thiêng thì nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách nhưng đặc biệt vào những ngày đầu xuân năm mới, khi lễ hội chùa lại diễn ra thì đây là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách gần xa.
Đến đây vào dịp này du khách sẽ được thực hiện các nghi lễ linh thiêng và tham gia các hoạt động như vãn cảnh chùa, nghe hát chèo, hát xẩm và thăm thú đất cố đô xưa.

Chùa Hà

Nếu như những ngôi đền chùa khác tập trung các vị cao niên đến thắp hương, cầu khấn thì ở chùa Hà chủ yếu là sinh viên, thanh niên, các nam thanh nữ tú bởi người ta đến đây để cầu Duyên. Chùa Hà còn có tên gọi khác là chùa Tình Yêu, chùa này tọa lạc tại phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hàng năm vào dịp đầu năm các cô nam quả nữ và các cặp đôi tập trung về đây để cầu xin nhân duyên tốt đẹp. Lễ ở chùa Hà cũng rất đơn giản, chỉ cần ít tiền vàng, hoa, trầu cau, tiền lẻ rồi dâng lên các vị phật cầu mong nhân duyên tốt đẹp. Đến đây vào dịp đầu xuân du khách còn được bốc quẻ, xem tử vi, xem lá số để dự đoán nhân duyên tốt đẹp.
Những ai gặp trắc trở duyên tình, bất hạnh trong hạnh phúc lứa đôi vào dịp tết đến xuân về nhớ ghé về chùa này cầu duyên chắc chắn bạn sẽ gặp may mắn vì ngôi chùa hết sức linh thiêng.

Đền Trần

Đền Trần là đền thờ vua nhà Trần và các quan lại có công phù tá nhà Trần, đền nằm tại Phường Lộc Vương, thành phố Nam Định. Đền Trần gồm ba công trình kiến trúc là đền Thượng, đền Hạ và đền Cố Trạch.
 Đền Trần hết sức linh thiêng trong việc cầu tài, xin lộc. Hàng năm vào dịp đầu năm có hàng nghìn du khách ghé đến thăm, dâng lễ và cầu xin tài lộc. Đặc biệt vào ngày 14 âm lịch hàng năm, rạng sáng ngày 15 diễn ra lễ khai ấn đền Trần nhằm tri ân công của 14 vị thần và sau khi hành lễ xong thì du khách sẽ được phát triện ấn nhằm đem lại may mắn, phát tài phát lộc cho nhân dân.

Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là ngôi chùa cực kì linh thiêng và nổi tiếng lại tọa lạc nơi non nước hữu tình nên càng thu hút du khách hành hương và vãn cảnh.
Vào những ngày đầu năm mới, đặc biệt là từ khi khai hội chùa Hương vào ngày 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch lượng du khách đổ về đây lên đến hàng vạn người. Đến đây du khách không chỉ dâng hương, vái vọng tâm linh của mình lên các vị thần phật, bồ tát cầu xin may mắn, bình an, làm ăn tấn tới mà còn được thăm thú những cảnh đẹp đắm say lòng người như suối Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Phủ Tây Hồ

Phủ Hồ Tây nằm ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nơi thờ Liễu Hạnh công chúa và là một trong tứ bất tử của nước ta. Kiến trúc phủ Tây Hồ độc đáo gồm 3 nếp chính là phương đình, tiền tế, hậu cung, điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu. Nơi đây cũng lưu giữ những di vật cổ phong phú mang giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh.
Phủ này được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài, cầu lộc dịp đầu năm mới. Du khách đến đây không chỉ để cầu may mà còn nhằm thưởng ngoạn cảnh đẹp, nhớ về “gió áo xe mây” của bà chúa Liễu Hạnh.

Đền bà Chúa Kho

Đền bà Chúa Kho nằm ở lưng chừng ngọn núi Kho thuộc khu Cỗ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền bà Chúa Kho thờ người phụ nữ Việt dưới thời Lí, bà xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, sau khi lấy vua Lí thấy cuộc sống nhân dân hết sức khó khăn bà bèn cho khai hoang, lập ấp, lao động sản xuất, tích trữ lương thực và trông coi các kho bạc, kho thóc cho đất nước. Để ghi nhận công lao của bà nhà nước phong kiến đã xây đền thờ cho bà và phong là “Chủ khố linh từ”.
Hàng năm vào dịp tết đến xuân về nhân dân khắp nơi nô nức kéo đến đây bởi ngôi đền này hết sức linh thiêng được xem là ngân hàng vàng mã và du khách, đặc biệt là giới buôn bán kéo đến đây để cầu tài, cầu lộc, và vay vốn bà Chúa Kho để cầu một năm làm ăn dư giả. Những người vay vốn chỉ cần viết lên sớ là muốn vay bao nhiêu, bao giờ thì trả và trả bao nhiêu. Chính vì vậy cuối năm ở đền này lại nhộn nhịp nghi lễ trả nợ bà Chúa Kho.
Bắt đầu từ thời khắc giao thừa du khách đã kéo đến đây rất đông và đặc biệt là vào ngày 14 hàng năm có phần lễ hội chính ở đây lại càng thu hút được đông đủ du khách tới tham quan và cầu tài cầu lộc.

Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu là quần thể di tích danh thắng hàng đầu của thành phố Hà Nội. Hiện nay văn miếu là quần thể di tích đặc biệt. Quần thể này bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu, vườn Giám và kiến trúc chủ thể là văn miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám thờ người thầy xuất sắc, đức cao vọng trọng của giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám cũng là trường quốc học cao cấp nhất của Việt Nam đào tạo suốt hơn 700, cho ra hàng ngàn nhân tài cho đất nước. Nơi đây ngày nay là địa điểm khen tặng các học sinh xuất sắc hàng năm và tổ chức hội thi thơ rằm tháng giêng. Văn miếu cũng là điểm đến hàng đầu của nhân dân Hà Nội và các vùng lân cận vào dịp tết đến xuân về. 
Người dân quan niệm rằng nơi đây đào tạo hiền tài và các bậc cao nhân đỗ đạt xuất sắc nên hàng năm vào dịp đầu năm đến thăm nơi đây và xin chữ sẽ gặp nhiều may mắn, học hành đỗ đạt, giỏi giang. 
Hàng năm ở đây có tới 15 vạn du khách ghé thăm vào dịp tết với các hoạt động như xin chữ, xem múa rối nước, múa lân, đánh cờ rất thú vị.

Trả lời