Không quét nhà

Một trong những điều bạn cần biết trong năm mới là không nên quét nhà. Người xưa quan niệm rằng, trong 3 ngày Tết thì những thứ trong nhà điều là tiền tài của một năm. Việc quét nhà sẽ làm cho những điều may mắn biến mất hoặc hao hụt đi khiến cho cả năm gia đình sẽ rơi vào tình trạng túng thiếu, nghèo khổ. 

Nên mặc quần áo màu đỏ

Đây là một trong những điều thú vị nhất trong năm mới. Bởi người xưa quan niệm rằng màu đỏ gắn liền với sự thịnh vượng và may mắn, đặc biệt có thể trừ tà. Có thể nói, việc mặc trang phục lót màu đỏ là điều mà mọi người phải làm vào năm mới để tránh khỏi những điều xui xẻo trong năm cũ, đem lại những điều may mắn nhất cho họ. 

Hoa đào dịp Tết

Cùng là người Việt Nam, nhưng phong tục hai miền Nam, Bắc vô cùng khác biệt. Vào ngày Tết tại sao người miền Nam lại mua hoa mai, còn người miền Bắc lại mua hoa đào. Bởi người Bắc quan niệm hoa đào tượng trưng cho vị thần luôn bảo vệ cho họ. Có truyền thuyết kể rằng, hoa đào được mọc lên từ nhà của 2 vị thần luôn giúp đỡ người dân đuổi trừ ma quỷ. Và vào mỗi dịp Tết, 2 vị thần này phải lên trời chầu Ngọc Hoàng nên dân chúng dùng hoa đào để phòng hộ vào dịp Tết khi 2 vị thần vắng mặt.

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa là nét văn hóa không thể thiếu đối với người Việt. Đây được xem là thời khắc chuyển giao giữa các vị thần cai quản năm cũ bàn giao nhiệm vụ cho vị thần năm mới. Chính vì thế, mọi gia đình đều phải chuẩn bị một mâm cỗ để bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần đã đem lại sự ấm no, hạnh phúc trong một năm qua cũng như chào đón vị thần mới.

Tên gọi Tết Nguyên Đán

Đã bao giờ bạn thắc mắc, tên gọi Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu? Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc, bởi những tháng ngày đô hộ Việt Nam, văn hóa Việt có ảnh hưởng của người Trung Hoa. Nguyên Đán là từ Việt gốc Hán, chữ “Nguyên” có nghĩa là “đầu tiên, bắt đầu”, chữ “Đán” là “buổi sáng”. Tết Nguyên Đán có nghĩa là: “Buổi sáng khởi đầu của một năm, bắt đầu của tiết Xuân”. Chữ Tết là một từ Việt gốc Hán, được gọi chệch từ chữ tiết của Hán ngữ. Tết Nguyên Đán có ý nghĩa may mắn và trong lành.

Lễ hội của bánh trái

Vào ngày Tết, lúc nào trong mâm cơm cũng đầy đủ thức ăn, dù nhà có khó khăn đến mấy thì ngày Tết cũng không thể xuề xòa được. Song những loại bánh ngọt càng đặc biệt quan trọng, vì thế mỗi gia đình Việt đều có bánh trái trong những ngày Tết bởi ông cha ta cho rằng, bánh ngọt sẽ giúp tạo nên sự ngọt ngào, mặn mà cho năm mới.

Mua muối cầu may

Mua muối cầu may cũng là một trong những điều thú vị về Tết Nguyên Đán mà có thể bạn chưa biết. Thông thường, phong tục này phổ biến ở miền Bắc hơn, vào dịp Tết giá muối ở miền Bắc tăng nhẹ. Người dân quan niệm rằng muối tượng trưng cho sự mặn mà thể hiện sự yêu thương và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Sự tích lì xì

Lì xì cũng là một trong những điều thú vị về Tết Nguyên Đán có thể bạn chưa biết. Tục lì xì bắt nguồn từ Trung Quốc, tương truyền rằng, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm Giao Thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có trẻ nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình. Và màu đỏ chính là màu giúp những con yêu quái tránh xa những đứa nhỏ. Vì thế nhiều người cho rằng những bao lì xì đỏ sẽ mang lại may mắn và những điều tốt lành cho năm mới. Bao lì xì thường là màu đỏ hoặc vàng vì người Trung Hoa đặc biệt ưa thích màu này vì nó tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc và may mắn.

Trả lời