Đi lễ đầu năm là một thói quen của người dân Việt Nam, khi bước sang một năm mới họ đi để cầu mong đến những điều bình an và may mắn cho bản thân và gia đình. Hà Nội cũng vậy, họ rất tín việc linh thiêng vì vậy cứ mỗi mùa xuân mới họ lại lựa chọn cho mình những địa điểm mà họ tin tưởng sẽ mang lại may mắn cho mình. Bài viết dưới đây sẽ điểm lại một số địa điểm cầu may đầu năm ở Hà Nội để mọi người cùng biết đến, mỗi dịp Tết đến xuân về hãy cùng nhau càu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được nối bờ nhờ cây cầu Thê Húc, ngôi đền đắm mình trong hồ Hoàn Kiếm, đây là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới Thủ đô Hà Nội. Và nơi đây còn là địa điểm linh thiêng cầu may trong những ngày đầu năm. Đến với Đền Ngọc Sơn, bạn không chỉ cầu được may mắn tài lộc mà hơn thế bạn còn được thưởng ngoạn một nét đẹp truyền thống, được tham quan khu quần thể Hồ Gươm, hòa mình và tĩnh tâm khi đến nơi đây.

  • Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội
  • Giờ mở cửa:
    • Thứ Hai đến thứ Sáu: 07h00 – 18h00
    • Thứ Bảy và CN: 07h00 – 21h00
  • Giá vé:
    • Người lớn: 30.000 VNĐ (từ 15 tuổi trở lên)
    • Sinh viên: 15.000 VNĐ (xuất trình thẻ)
    • Trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí

Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử, những vị hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam) và Quốc Tử Giám (là trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam hoạt động hơn 700 năm và đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước). Chính vì thế, nơi đây được coi là đất linh thiêng của truyền thống hiếu học. Hàng năm, mỗi dịp năm mới, các bậc cha mẹ lại đưa con em mình đến đây để cầu khấn, mong một năm học tập thuận lợi cho con cái họ.

  • Địa chỉ: Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Giờ mở cửa:
    • Từ tháng 11 – tháng 3 : 8h00 – 17h00
    • Tháng còn lại : 7h30 – 18h00
  • Giá vé:
    • Giá vé đồng loạt: 30.000đ/lượt
    • Giảm 50% giá vé: 15.000đ/lượt (cho người khuyết tật nặng, công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, Người có công với cách mạng, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên)
    • Miễn vé tham quan: Người khuyết tật đặc biệt nặng, Trẻ em dưới 15 tuổi.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được biết đến là một trong những nơi tâm linh được mọi người ở mọi miền tổ quốc lựa chọn để cầu may đầu năm. Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km về phía Tây, nơi đây đã hàng năm tiếp đón hàng ngàn lượt du khách viếng thăm không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi đến du lịch ở Hà Nội đều ghé qua đây với hi vọng cầu chúc được những điều may mắn, bình an và phúc lộc. Phủ Tây Hồ hồi trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long, ở đay có ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (Bà là người tài giỏi, đàn ca, thi họa, đức độ hơn người nên dân gian gọi là Thánh Mẹ). Nơi đây nổi tiếng là đất linh thiêng, cứ mỗi thời khắc giao thừa mọi người lại kéo nhau về hành hương cầu khấn. thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

  • Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 05h – 19h

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những danh thắng bậc nhất nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây. Nơi đây được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (tháng 4 năm 1962). Khi trước, chùa là nơi vua chúa thường ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào ngày rằm hay lễ tết. Chùa nổi tiếng là nơi chốn cửa Phật linh thiêng, vì vậy rất nhiều người đều hành hương về nơi đây cầu may cho một năm mới. Với bề dày lịch sử của mình đã đem lại cho đời sống tâm linh của mỗi người thêm phần tin tưởng, một sức mạnh tạo niềm tin cho con người.

  • Địa chỉ: đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh từ lâu nổi tiếng là một địa chỉ tâm linh đối với người dân Hà Nội và khách du lịch. Khi đến đay, người ta tìm được sự thanh tịnh và hướng những việc cần phải làm cho năm mới. Ngôi chuà được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng trải qua lịch sử đã trở nên tàn lụy, tuy nhiên, cho đến thời vua Quang Trung thì ngôi chùa đã được xây dựng lại. Và cho đến ngày nay, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần nhưng vẫn còn đó bóng dáng linh thiêng, huyền bí.

  • Địa chỉ: 382, Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội

Trả lời