Ẩm thực Hà Nội là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Những món ăn đặc sản của vùng đất này đã làm nao lòng những người con xa quê và cả những vị khách lần đầu đến Hà Nội. Để rồi mỗi khi đi xa hay những lần ghé thăm, đều muốn mang hương vị đặc biệt này làm quà biếu, tặng người thân, bạn bè. Và trong bài viết ngày hôm nay, Toplist xin giới thiệu đến bạn danh sách các đặc sản Hà Nội làm quà biếu ý nghĩa nhất

Bánh chả

Bánh chả là một trong những loại bánh cổ truyền và gia truyền của Hà Nội xưa mà mọi người vẫn rỉ tai nhau rằng ” không ở đâu có hương vị này đâu, xưa nhất Hà Nội, ngon nhất Hà Thành đấy”. Loại bánh này gây nghiện bởi hương vị đặc trưng vị thanh bùi của lá chanh và béo ngậy dẻo thơm của thịt mỡ, tất cả được cộng hưởng trong một lớp vỏ bột mỳ giòn rụm, làm cho bánh chả trở thành món quà vặt cổ truyền của đất Tràng An.

Được gọi là bánh chả bởi vì chiếc bánh nhỏ xinh xinh màu vàng ươm, nhân thập cẩm được bao bên ngoài được bao bọc bởi bột mì rất giống với viên chả thịt băm. Giống như các loại bánh ngọt truyền thống khác, bánh chả thích hợp nhất là được thưởng thức cùng với trà nóng.

Bánh chả từ lâu đã trở thành món ăn vặt thân thuộc của người Hà Nội được yêu thích từ người già cho đến trẻ nhỏ. Không ai rõ bánh chả do ai tạo ra và có từ khi nào, chỉ biết ở khắp các phố phường Hà Thành trước kia đã có những gia đình chuyên sản xuất thủ công và buôn bán loại bánh này. Qua quá trình lâu dài, bánh chả đã là một trong những món ăn vặt truyền thống của con người đất Hà Thành.

“Mùa lạnh lạnh này, ăn một miếng bánh chả, dùng thêm một ngụm trà, nếm trọn vị ngọt, bùi, thơm, béo ngậy của bánh chả thì còn gì bằng…”. Trong cái chớm lạnh đầu đông của Hà Nội những ngày này, ăn một miếng bánh chả vàng rộm giòn tan trong miệng rồi đến cái dai dai, ngậy ngậy của mỡ đã trở thành một hương vị không thể lẫn với bất cứ loại bánh nào khác. 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Bánh chả Bảo Phương

Địa chỉ:
 183 Thuỵ Khuê, Hà Nội
Hot line:
0978792070 – 093 2236268
Điện thoại: 
0243.8230797
Fanpage: 
https://www.facebook.com/baophuong183TK/

Ô Mai

Người ta vẫn hay truyền miệng rằng

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng An”

Phải chăng tất cả tinh hoa văn hóa của Hà Nội đã tụ lại nơi những thức quà mà mọi người vẫn truyền tay nhau. Trong những thức quà trời cho của Hà Nội, ta có thể nhắc đến phở, cũng thể nhắc đến cốm hay nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì. Và có một thức quà dù cho không phải đặc sản nhưng ta không thể không nhớ đến khi nói về Hà Nội. Đó chính là ô mai. 

Người Hà Nội gắn bó với hương vị ô mai từ khi là những cô cậu nhóc tóc để chỏm đến tận lúc về già đầu có hai ba thứ tóc. Lúc bé ngậm ô mai vui vẻ chơi đùa cùng chúng bạn. Về già, trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, người ta nhâm nhi tách trà nóng bên đĩa ô mai cay nồng. Rồi cùng người bạn đời bàn chuyện nhân tình thế thái.

Một chút cay cay nơi đầu lưỡi, một chút ngọt thanh gợi vị, một chút chua chua khi thấm vào cổ họng. Tất cả đều không được quá gắt mà chỉ vừa đủ để hòa quyện vào nhau, để tạo nên hương vị ô mai không nơi nào có được.

Nếu là người yêu thích ẩm thực, yêu thích nét đẹp văn hóa Hà Nội, bạn có biết những hương vị ô mai nào được người Hà Nội ưa chuộng nhất không? Nếu có dịp ghé qua phố cổ Hà Nội và muốn mua một thứ gì đó đặc sản Hà Nội về làm quà và để thưởng thức, bạn hãy nghĩ tới ô mai. 

Một số thương hiệu ô mai nổi tiếng đất Hà thành có thể kể đến như: Ô mai Vạn Lợi, Ô mai Hồng Lam, Ô mai Tiến Thịnh, Ô mai Gia Lợi, Ô mai Gia Thịnh,…

Cốm làng Vòng

Khi nói về đặc sản Hà Nội, trong vô số những thứ nảy ra đầu tiên, hẳn là không thể thiếu được món cốm. Cốm luôn được xem là thứ quà độc đáo, là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người.

Ăn cốm, ngon nhất vẫn là vào mùa thu. Khi những giọt sương giăng tràn khắp lối, kéo theo cái lạnh se sẽ phả vào trong từng trận gió mùa, những chiếc lá sen đã dần chuyển già cong, kết đọng cái hương thơm tinh túy nhất của đất trời, cốm mùa thu bắt đầu theo chân những gánh hàng rong len vào từng ngõ hẻm. Nhờ được tiết trời ưu ái, vị cốm thu bao giờ cũng dẻo dai, trong xanh và ngát hương hơn mùa hè. Người Hà Nội tiếc nuối, vội vàng săn đón chút quà tao nhã cuối mùa của lúa non, cũng là vì thế.

Với nhiều người ở miền Trung, miền Nam, cốm có thể là món gì xa lạ, có người thậm chí còn chưa ăn lần nào, nhưng những ai sống ở Hà Nội thì nhất định là từng ăn ít nhất một lần trong đời. Bởi cốm ở Hà Nội, ngoài là thức quà xanh xanh gói trong mấy chiếc lá sen, buộc lại bằng sợi rơm khô ngả vàng, đó còn là vô vàn những món ăn được làm từ cốm, rồi đến những món ăn có sự góp mặt của cốm, nào thì chè cốm, bánh cốm, xôi cốm, tôm bao cốm… và chả cốm. Ở món ăn nào, cốm cũng đem lại cả sắc lẫn hương, góp phần hình thành nên “miếng ngon Hà Nội” – điều khiến nhà văn Vũ Bằng “yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng” và “người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn”.

Nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”. Như “Tinh Hoa của Đất Trời” – CỐM LÀNG VÒNG là Thương hiệu đặc trưng là nét bản sắc văn hóa của Hà Nội ngàn năm Văn Hiến. Cốm làng Vòng đượm trong mùi hương- dạt dào trong màu sắc và trân quý thanh khiết như những hạt ngọc được gói cẩn thận, tỉ mỉ trong những chiếc lá sen. Tất cả những gì tinh túy của đất trời, của làng quê Việt Nam cũ như gói ghém dành trong những hạt cốm khiến cho người thưởng thức phải ngất ngây. 

“Không ăn thì Nhớ- thì Thương

Ăn rồi vị Cốm vấn vương say lòng”

Cốm làng Vòng ăn vào thấy thơm hương lúa nếp, man mác ngọn gió thu và thoang thoảng mùi lá sen thanh khiết, lá ráy, tươi non, căng bóng nhựa sống, màu cốm xanh dịu, dẻo và mềm, thơm mùi nếp tươi. 

Không hề nói quá khi khẳng định rằng: “Ai chưa 1 lần ăn Cốm thì không thể cảm nhận được cái hồn Việt Nam, người Hà Nội mà chưa từng ăn Cốm thì không đúng chất người Hà Nội”. 

Bao năm trôi qua, cốm không chỉ là thứ quà ăn vui miệng, mà còn níu giữ tâm hồn những người con Hà Nội xa quê…


Địa chỉ mua hàng tham khảo:

Cơ sở sản xuất Cốm Chính Gốc Làng Vòng

Điện Thoại Mua Hàng: 1900.6645
Địa chỉ:
Số 36, Ngõ 63 (trước là Số 18, Ngõ 99) Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline:
012345.01312
Email:
 [email protected]
Website: 
http://comvonghanoi.net

Trà Tân Cương Thái Nguyên

Khi nhiều người trồng chè còn đang loay hoay với đầu ra thì anh Đỗ Trung Hiếu lại tạo ra sự khác biệt khi sản xuất loại trà xanh Tân Cương hảo hạng, hướng đi mới này đang mang về cho chàng trai Thái Nguyên 200 triệu/1 tháng.

Đỗ Trung Hiếu sinh năm 1974, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống trồng chè ở Đại Từ, Thái Nguyên. Vì vậy, tuổi thơ của anh gắn liền với sự vất vả trên những đồi chè. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, anh có cơ hội việc làm ở nhiều nơi như Hà Nội, Sài Gòn với thu nhập cao nhưng anh vẫn đau đáu nỗi nhớ quê và cây chè. Sau khi tham gia khóa học về VietGrap, Hiếu nhận ra công việc anh thực sự muốn làm là nông nghiệp. Vì vậy anh quyết định bỏ việc văn phòng về quê gắn bó với cây chè, tuy nhiên anh không muốn trồng chè và bán sản phẩm như cách bố mẹ vẫn làm. Anh muốn làm điều gì đó thực sự mới mẻ. Giữa lúc loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì tình cờ đọc được các bài viết về cách làm trà sạch của người Nhật Bản, càng tìm hiểu, anh càng thấy thú vị. Được sự giúp đỡ của các tiền bối nổi tiếng làm trà Thái Nguyên, anh quyết định học cách sao chế trà hoàn toàn thủ công.

Anh nhìn trà Trung Du (Bạch Hạc) cây trồng lâu năm ở Tân Cương để tìm kiếm lợi thế từ nơi mệnh danh đệ nhất Danh trà, ngoài yếu tố trời cho, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây trà phát triển, nên anh đã làm thức tỉnh những nông dân đang ngủ say và đặt niềm tin bất diệt vào phân và thuốc, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, để họ có cuộc sống âm lo hơn từ cây trà. Từ đó khích lệ tình yêu và niềm tin với nghề trà truyền thống, anh nói đó là mục tiêu được viết ra, đã trình bày trước đám đông, nhưng quả thật không đơn giản! Anh quyết tâm theo đuổi 3 không: không thuốc trừ cỏ, không phân bón hóa học và không thuốc bảo vệ thực vật, để có nguyên liệu như ý, anh đã phải lặn lội khắp vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên tìm gặp các hộ gia đình để hợp tác trong việc trồng chè theo tiêu chuẩn 3 không mà anh đề ra. Vì cây chè không dùng phân vô cơ sẽ phát triển chậm, sản lượng giảm 70% so với trồng chè truyền thống nên nhiều gia đình từ chối. Nhờ sự quyết tâm, anh đã gặp được một người nông dân có cùng tâm huyết với cây chè giúp đỡ.

Có được nguyên liệu anh lại phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất, không ít lần anh phải đổ bỏ chè đi do cách chế biến bằng thủ công. Lúc đó anh tưởng như phải dừng việc sản xuất vì tài chính eo hẹp nhưng may mắn đã đến. Anh được rất nhiều tiền bối làm trà, bạn bè giúp đỡ động viên.

Sau bao khó khăn, vất vả, giờ anh đã sở hữu 1ha chè Trung Du đã 55 tuổi. Được chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ, nên đồi chè nhà anh đảm bảo yếu tố như: không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất bảo quản, song song với việc đó anh còn bổ sung thêm phân hữu cơ được làm từ thực vật. Sau khi dừng việc chăm sóc theo cách truyền thống sang chăm sóc hữu cơ, anh đã phải bổ sung rất nhiều đất hiếm để tạo mùn, tăng cường sức đề kháng cho cây. Không chỉ đặc biệt cho khâu chăm sóc, việc thu hoạch chè của anh cũng hết sức đặc biệt so với những người trồng chè ở Việt Nam. Trước khi thu hoạch chè 1 tháng, anh tiến hành che phủ theo phương pháp của Nhật Bản để tăng cường diệp lục cho lá, giảm độ xenluozơ hóa để giữ lại hương trà nhiều hơn cho sản phẩm cuối cùng. Những búp chè được thu hoạch vào sáng sớm để có thể giữ lại hương vị, dương chất tốt nhất.

Sau khi đã có xưởng sản xuất và nguồn nguyên liệu tốt rồi, anh mang sản phẩm mới của mình gửi tại một cửa hàng tại Hà Nội tọa lạc tại 96 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Cửa hàng này đã bán trà Thái Nguyên trên 5 năm số lượng khách cũng đã có sẵn rồi. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, anh phải trực tiếp bán hàng để có điều kiện gặp gỡ tiếp xúc từng khách với hàng, giới thiệu sản phẩm của mình. Hơn nữa, tại sao anh không chọn đưa ngay các sản phẩm vào kênh siêu thị? Vì anh thấy việc mở cửa hàng riêng về sản phẩm trà có lợi thế hơn nhiều so với đưa sản phẩm vào siêu thị là họ có hàng trăm sản phẩm, không bán thứ này thì bán thứ kia nên ít phải lo là trà có bán được nhiều hay không. Chính vì cái gì cũng có nên cuối cùng cái gì cũng không chuyên nên muốn tìm mua trà chất lượng tốt ở nơi đây thật khó. Lắm lúc người làm trà cũng muốn đưa trà tốt lắm nhưng người bán lại chỉ muốn một mức giá trần nhất định thì thật là khó lắm! Tại cửa hàng trà Thái Nguyên anh đặt sản phẩm tại Hà Nội thì lại có đủ các sản phẩm giá từ bình dân đến cao cấp. Hai dòng sản phẩm chính là trà một tôm hai lá và trà nõn có giá 600.000₫ và 1.300.000₫/1kg là sản phẩm được người dân Hà Nội và các tỉnh trong cả nước rất ưa chuộng mua về làm quà biếu. 

Hai sản phẩm trên có gì đặc biệt? Đó là từ phương pháp hái thủ công là những búp trà non nhất (nõn) và hai lá kế tiếp (một tôm hai lá). Các lá non bao giờ cũng có “chất” nhiều hơn lá già, “chất” hay “vị ngon” hay umami theo cách gọi của người Nhật, là vị quan trọng nhất và phải có của trà xanh ngon. Bên cạnh hương cốm, vị đắng chát, hay ngậy béo thì cái “chất” là yếu tố chính của trà cao cấp. Cho đến việc sao trà cũng rất đặc biệt, được làm thủ công bởi đôi bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân kinh nghiệm làm trà, họ bốc từng nắm trà lên để vò giữa hai bàn tay theo hình vòng tròn cho các lá trà cuộn chặt hơn rồi đưa vào sao ở nhiệt độ 80% C. Cuối cùng anh đã cho ra 1 sản phẩm Trà Thái Nguyên hoàn hảo để làm quà biếu tặng.

Nhiều lúc anh không đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khi liên tục gọi điện đặt hàng hoặc đến cửa hàng 96 Nhân Hòa theo số điện thoại: 0987399904 và chỉ cung cấp ra thị trường 1 tạ/1 ngày vì anh không đủ nguyên liệu làm ra sản phẩm.

Mua trà Thái Nguyên tại Hà Nội hay qua mạng không khó để kiếm được trà ngon. Quan trọng là bạn cần bớt chút thời gian để xem tìm hiểu thật kỹ, những người làm trà và bán trà thật sự không khó để nhận biết.

Bánh chè Lam

Bánh chè lam vốn là một đặc sản nổi tiếng của làng nghề truyền thống tại Hà Nội hay Hà Tây cũ. Bất cứ ai đã từng thưởng thức thứ đặc sản này chắc hẳn đều không thể quên được vị mềm, dai, thơm đặc trưng. 

Ngày xưa, chè lam thường được làm trong các dịp lễ, Tết. Giờ đây, món bánh này không chỉ là đặc sản của người dân Hà Tây mà còn theo chân du khách đi tới mọi phương xa.

Với thành phần chính là tinh bột nếp cái hoa vàng, đường kính trắng, mạch nha, gừng, vừng và các hương liệu gia truyền đặc biệt khác, bánh chè lam sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị với những ẩm thực quê hương!

Bánh chè lam ngon là sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu: độ dính của mật, độ mịn của bột… Điều đó đòi hỏi sự kỹ lưỡng, tay nghề của người làm bánh cao. Bánh chè lam có đầy đủ các hương vị nên rất hấp dẫn: đó là vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay của gừng, một chút bùi của đậu phộng. Tất cả đem đến cho chiếc bánh một hương vị nồng nàn đến ngất ngây.

Chè lam ngon nhất và hợp nhất là khi bạn thưởng thức cùng với nước chè xanh. Ngoài ra, nếu bạn muốn món chè lam NGON THƠM VÀ ĐẶC BIỆT HƠN, thì thời tiết phải se lạnh thì ăn chè lam mới gọi là tuyệt vời!

Những ngày trời thu chuyển đông se lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị. Cắt bánh thành từng khoanh nhỏ, rồi ăn chậm rãi cùng với trà. Cắn một miếng bánh chè lam, tan trong miệng là vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng và một chút bùi bùi của lạc, nhấp một ngụm trà, vị ngọt lành biết bao!

Địa chỉ mua tham khảo:

Cơ sở chè lam Kim Cúc – Thương hiệu chè lam Vua

Địa chỉ: Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội

Kho hàng: Ngõ 159 Hữu Hưng – Tây Mỗ – Hà Nội

ĐT: 02433601784/ 0947 200 988/ 093 678 6807

Fanpage: https://www.facebook.com/banhchelamhanoi/

Trả lời