Xe quá tải trọng phải xin phép cơ quan nào?

Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng phải xin phép cơ quan nào? Xin giấy phép chở hàng quá khổ cần chuẩn bị những gì? Thủ tục cấp giấy phép lưu hành đặc biệt bao gồm những gì? là những câu hỏi của người bạn đang có ý định vận chuyển hàng hóa quá khổ. Nếu không nắm rõ và chấp hành nghiêm túc luật An toàn giao thông đường bộ thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm và hậu quả khôn lường. Do đó bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết quá trình xin giấy phép lưu hành xe quá tải trọng để bạn tiện tham khảo nhé.

Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng phải xin phép cơ quan nào?

Căn cứ Khoản 1; Khoản 2 Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định:

“Điều 22. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe

1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.”

Do đó, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục quản lí đường bộ chính là cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng. Chỉ trừ trường hợp đặc biệt vì lí do an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, công trình năng lượng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Xin giấy phép chở hàng quá khổ cần chuẩn bị những gì?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:

“Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.

2. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;

b) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;

c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);

d) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển”.

Như vậy bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để được cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
  • Bản sao Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với xe mới tiếp nhận.
  • Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận.
  • Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ.

Xe quá tải trọng phải xin phép cơ quan nào

Thủ tục cấp giấy phép lưu hành đặc biệt bao gồm những gì?

Thủ tục cấp giấy phép lưu hành đặc biệt:

  • Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải
  • Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho    người nộp)
  • Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
  • Bước 5: Nhận kết quả tại Phòng Quản lý giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải

Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.” Do đó, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục quản lí đường bộ chính là cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng2Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp) Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Trả lời