Nếu năm 2016 vừa qua đi là một năm đầy mãn nhãn với những cơn mưa sao băng hay siêu trăng thì năm 2017 tới đây cũng được dự đoán sẽ chứng kiến rất nhiều hiện tượng thiên văn đặc sắc, thậm chí còn đa dạng và ấn tượng hơn nữa. Hãy cùng tìm hiểu các hiện tượng thiên văn siêu hot sẽ xuất hiện trong năm 2017 ngay nhé.

Mưa sao băng Lyrids (Đêm 22/04 rạng sáng 23/04)

Vào tháng 4, các fan hâm mộ thiên văn học sẽ có dịp ngắm thỏa thích một cơn mưa sao băng có tên gọi là Lyrids. Đây được dự đoán là cơn mưa sao băng thứ 2 trong năm 2017 và mưa ở mức trung bình. Ta có thể quan sát được có khoảng 20 vệt sáng sẽ xuất hiện mỗi giờ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là các vệt sao băng này có thể để lại đường sáng kéo dài đến vài giây nên sẽ vô cùng đẹp mắt. Năm nay, Mặt Trăng có thể sẽ gây cản trở nhiều cho quá trình quan sát mưa sao băng thế nhưng đừng lo lắng vì một tin vui cho bạn là chúng có thể xuất hiện theo bất cứ hướng nào trên bầu trời.

Mưa sao băng Eta Aquarids (Đêm 06/05 rạng sáng 07/05)

Nếu bạn chưa mãn nhãn với trận mưa sao băng Lyrids vào tháng tư hoặc bỏ lỡ nó thì cũng đừng lo lắng bởi thêm một cơn mưa sao băng nữa sẽ xuất hiện trong tháng 5 là mưa sao băng Eta Aquarids với dự đoán sẽ đạt cực điểm lên tới 60 sao băng mỗi giờ. Mặc dù vậy con số này chỉ có ở bán cầu Nam, còn với Bắc bán cầu (bao gồm cả Việt Nam), nó chỉ bằng một nửa tức là khoảng 30 vệt một giờ. Hiện tượng trăng khuyết cũng sẽ khiến một số sao băng khó quan sát. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một vài vệt sáng từ hướng chòm sao Bảo Bình.

Mưa sao băng Perseids (Đêm 12/08 rạng sáng 13/08)

Lại thêm một trận mưa sao băng lớn nữa xuất hiện vào tháng 8 năm nay. Với khoảng 60 vệt sao băng mỗi giờ, mưa sao băng Perseids được xem là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất và đáng mong đợi nhất năm. Mặc dù Mặt Trăng có thể che khuất một số vệt sao mờ nhưng bởi lượng sao băng quá nhiều và sáng cho nên không có gì là trở ngại và chúng ta vẫn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn tuyệt đẹp này. 

Mưa sao băng Delta Aquarids (Đêm 28/07 rạng sáng 29/07)

Có vẻ như năm 2017 sẽ hứa hẹn nhiều trận mưa sao băng lớn. Khi tạm biệt hai trận mưa sao băng vào đầu năm, ta lại tiếp tục đón mưa sao băng vào tháng 7. Được xem là sản phẩm của những mảnh vụn còn sót lại từ sao chổi Marsden và Kracht, trận mưa sao băng Delta Aquarids sẽ xuất hiện vào giữa tháng 7 cho tới gần cuối tháng 8. Thế nhưng năm nay mưa sao băng này sẽ chỉ đạt đỉnh vào đêm 28/07, rạng sáng 29/07 với xấp xỉ 20 vệt mỗi giờ. Dù con số không lớn nhưng chắc chắn nó cũng đủ khiến bạn hài lòng khi ngắm nhìn hiện tượng thiên văn này.

Nhật thực toàn phần (Ngày 07/08 và 08/08)

Không chỉ hội tụ nhiều trận sao băng, năm 2017 cũng là năm có sự góp mặt của nhật thực toàn phần. Trong suốt hiện tượng này, một phần của Mặt trăng sẽ tối đi do di chuyển qua bóng Trái Đất. Một tin vui là Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn nhật thực toàn phần bởi lần này Mặt Trăng hoàn toàn nằm trên đường chân trời. Dự kiến hiện tượng này sẽ diễn ra từ 22 giờ 50 phút ngày 07/08 đến 3 giờ 50 phút ngày 08/08 nếu điều kiện thời tiết thuận lợi. Đây hứa hẹn sẽ là một hiện tượng thu hút đông đảo người chiêm ngưỡng.

Mưa sao băng Geminids (Đêm 13/12, rạng sáng 14/12)

Sau trận mưa sao băng Perseids vào tháng 8 thì đến tận giữa tháng 12, mọi người mới có cơ hội xem thêm một trận mưa sao băng nữa mang tên Geminids. Cơn mưa sao băng này được tạo thành từ các mảnh vụn của tiểu hành tinh 3200 Phaethon, chính là cơn mưa sao băng lớn nhất năm khi có thể cho ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu mỗi giờ khi đạt đỉnh. Thật may mắn là năm nay Mặt trăng sẽ không còn gây trở ngại nữa, vì thế hãy đợi sau nửa đêm 13/12 tại địa điểm thoáng và tối để chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng này nhé. Trận mưa sao băng này hứa hẹn sẽ khiến bạn hoa mắt vì mật độ của nó đấy.

Siêu trăng (Tối 03/12)

Cuối năm 2016, người dân toàn thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng và điều này sẽ được lặp lại ở năm 2017. Đây sẽ là hiện tượng siêu trăng duy nhất của năm 2017 và cũng diễn ra vào cuối năm, cụ thể là đầu tháng 12. Siêu trăng là hiện tượng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa (gần với Trái Đất nhất), Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất. Hiện tượng này rất đáng để quan sát đấy.

Nhật thực toàn phần (Ngày 21/08)

Những người yêu thích thiên văn học trên thế giới và đặc biệt là nước Mỹ sẽ được dịp mãn nhãn với nhật thực toàn phần được mệnh danh “ngàn năm có một” trong năm nay. Ngày 21/8/2017, Mặt Trăng sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời đồng thời bóng của Mặt Trăng sẽ quét trên khắp nước Mỹ, kéo dài qua 14 bang từ Oregon tới Nam Carolina. Điều đặc biệt là đây sẽ là lần đầu tiên kể từ tháng 2/1979 người dân Mỹ có thể nhìn thấy hiện tượng này từ hơn 48 tiểu bang. Và đây cũng sẽ là nhật thực toàn phần đầu tiên trong 99 năm có phần bóng trải dài từ bờ biển đến bờ biển. Hiện tượng này thật sự là hiện tượng đáng mong đợi nhất trong năm 2017 này.

Nguyệt thực nửa tối (11/02)

Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đi qua một phần bóng của Trái đất. Khi đó một vùng sáng của Mặt trăng sẽ bị che khuất và có thể tạo nên hiện tượng Mặt trăng máu có thể diễn ra kéo dài đến 4 tiếng 19 phút. Theo các nhà thiên văn học, sự kiện Nguyệt thực nửa tối trong năm nay có thể bắt đầu từ 5 giờ 34 phút ngày 11/02, nên các bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng để chào đón hiện tượng thiên nhiên thú vị này.

Trả lời