Họp phụ huynh là hình thức do giáo viên tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các sinh hoạt trong lớp nhằm giúp các em học tốt. Nhiều giáo viên trẻ loay hoay với cuộc họp phụ huynh đầu năm, bởi, họ sợ mang tiếng thành “đòi nợ thuê” với các khoản thu phí cần công bố. Nhiều giáo viên đã xin kinh nghiệm để cuộc họp phụ huynh đầu năm được diễn ra trong “hòa bình”. Và dưới đây sẽ là những kinh nghiệm tổ chức buổi họp phụ huynh đạt hiệu quả nhất mà GVCN cần biết.

Giáo viên phải biết cách cư xử trong buổi họp phụ huynh

Khi họp bạn đứng lên để họp, khi nghe ý kiến thì ngồi xuống để nghe, khen cụ thể 1 số em tiêu biểu, chê thì nói chung chung kiểu 1 số em còn nói chuyện riêng nhưng đừng nói cụ thể tên, học sinh nào hư quá cuối giờ gặp phụ huynh trao đổi riêng.

Khi nhận xét về học sinh nên xen vào những ví dụ đáng yêu, dễ thương ở lớp của các em để tạo không khí gần gũi. Nên chuẩn bị tinh thần trước cho một số câu hỏi mà phụ huynh sẽ hỏi để tự tin hơn.

Trường hợp nếu giáo viên còn ít tuổi, trước khi vô cuộc họp bạn hãy nói: … đây là buổi họp Cha Mẹ Học Sinh nên sẽ có những phụ huynh nhiều tuổi hơn giáo viên chủ nhiệm, cũng có phụ huynh bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn giáo viên chủ nhiệm, mong các bậc phụ huynh hơn tuổi thông cảm cho giáo viên được xưng là tôi trong cuộc họp…(những phụ huynh hơn tuổi sẽ không trách được mình, còn khi phụ huynh nào đứng nói trực tiếp với mình thì phụ thuộc vô tuổi của họ mà xung hô)

Phụ huynh nào muốn dạy khôn cô giáo thì nên ngắt lời: tôi cảm ơn bác, tôi thấy ý của bác hay, tôi sẽ gặp riêng bác để học hỏi thêm, còn bây giờ chúng ta cùng bàn về tình hình của lớp.

Chuẩn bị chu đáo

Đầu tiên, giáo viên đến lớp sớm một chút. Quét lớp sạch sẽ. Kê bàn ghế ngay ngắn. Lau chỗ ngồi của phụ huynh cho sạch. Mua khoảng 20 chai nước lọc nhỏ, gài sẵn ống hút bên cạnh, xếp sẵn lên bàn phụ huynh. Rồi trang điểm một chút cho xinh. Mặc áo dài. Soạn sẵn các nội dung cần phổ biến trong cuộc họp. Nên soạn 2 tờ: 1 tờ đưa cho thư kí dựa vào đó ghi theo đúng trình tự và các số liệu, 1 tờ em xem và phổ biến theo. In sẵn bảng tổng kết kì 1 phát cho từng phụ huynh kèm bài kiểm tra kì 1. Cuối buổi thu lại bài kiểm tra để theo dõi.

Cần sự chân thành

Giáo viên cứ nói đúng tình hình lớp, nêu ra lý do thành tích lớp chưa tốt, điều gì cần cải thiện, phương hướng cải thiện, nếu cần thì sẵn tiện kêu gọi sự hỗ trợ từ phụ huynh. Nhưng không được chỉ nói 1 phía, vì lớp không tốt cái này sẽ tốt cái khác. Nên khen trước chê sau, và đề xuất biện pháp rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện thì phụ huynh sẽ không ý kiến nhiều. Đừng nói nhanh quá, hãy nói chậm rãi, rõ ràng có ngữ điệu.

Nắm rõ học lực của học sinh

Kẻ sơ đồ lớp ra và 1 tháng dạy, giáo viên phải biết được về lực học của từng bạn, bạn nào nổi trội hơn, bạn nào yếu hơn, yếu quá thì trao đổi riêng với phụ huynh, tránh chê bai học sinh. Phụ huynh đi họp ngoài việc muốn biết các khoản thu họ cũng muốn biết con cái họ học như thế nào, vậy nên giáo viên nên thống nhất và phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục học sinh.

Làm việc theo quy trình

Đầu tiên là lời chào, lời giới thiệu, tuyên bố lý do. Bầu thư ký ghi biên bản. Thông qua nội dung chính của buổi họp. Sau đó giáo viên triển khai từng nội dung một. Giới thiệu đôi nét về lớp chủ nhiệm tình hình chung… Các khoản thu bắt buộc thì giáo viên thông qua, các khoản thu thoả thuận hay tự nguyện thì giáo viên lấy ý kiến số đông của phụ huynh.

Phụ huynh thích nhất là phần trao đổi về tình hình học tập rèn luyện của học sinh, nhưng mới đầu năm em nào có hạn chế nhiều giáo viên nên trao đổi riêng chủ yếu bàn bạc trao đổi với phụ huynh về việc giúp các em học và rèn luyện tốt, tư vấn cho PHHS một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 đọc, viết,…

Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh (nên theo kiểu biểu quyết nhanh). Kết thúc buổi họp cho thư ký thông qua lại biên bản, chủ yếu là các khoản đóng góp đã thống nhất.

Tóm lại nội dung cần nói theo sơ đồ cây

Bên cạnh phần nội dung soạn chi tiết, giáo viên nên tóm lại theo sơ đồ cây rồi cài vào bìa sao cho chuyên nghiệp, giáo viên chỉ liếc qua khi trình bày chớ đừng lật tới lật lui. Trang phục, giày nên là những cái đã quen, thoải mái để tránh tình huống khó đỡ. Khi nhận xét về học sinh nên xen vào những ví dụ đáng yêu, dễ thương ở lớp của các em để tạo không khí gần gũi. Nên chuẩn bị tinh thần trước cho một số câu hỏi mà phụ huynh sẽ hỏi để tự tin hơn.

Phải thật tự tin trước phụ huynh

Điều quan trọng là giáo viên phải tự tin trước phụ huynh, chuẩn bị những việc cần nói ra giấy, gạch đầu dòng hoặc dấu* ý chính. Nên có khen trước chê sau, có biện pháp rõ ràng.

Phần kịch bản word thật cẩn thận, học thuộc các ý sẽ triển khai. Gạch đầu dòng nội dung cần họp, cũng có thể xin ý kiến đồng nghiệp cùng khối xem họ tổ chức sao. Chuẩn bị tâm lí, việc gì cũng có lần đầu không sao hết.

Nên dành nhiều thời gian cho việc nói chương trình học, thoả thuận lưu ý với phụ huynh về nội quy cũng như cách rèn nếp học và sinh hoạt cho học sinh. Khi nói về chương trình học, giáo viên nên đưa ra một số kinh nghiệm, mẹo rèn học sinh, dẫn chứng 1 vài bài học cụ thể trong chương trình và phân tích cho phụ huynh hiểu.

Trả lời