Nội Dung Chính Của Bài Viết
Học lực trung bình có đi du học Nhật Bản được không?
Để được du học tại Nhật Bản, ngoài việc chứng minh tài chính, bạn cần có một khả năng nhận thức và học tập tương đối. Điều đó được đánh giá qua học bạ hay bảng điểm. Một bảng điểm đẹp được coi ưu thế giúp đánh giá bạn là người có đủ khả năng học tập tại Nhật Bản, còn đối với trường hợp học lực trung bình thì có đi du học Nhật Bản được không? Đây là điều rất đáng quan tâm của các bạn trẻ học lực không cao nhưng rất có chí tiến thủ, muốn đi du học Nhật Bản.
Dù rằng học bạ với bảng điểm “đẹp” là một tiêu chí cho việc xét duyệt các xuất du học của Đại sứ quán Nhật Bản, tuy nhiên đây không phải là một điều kiện bắt buộc và đương nhiên học sinh trung bình hoàn toàn có khả năng đi du học tại Nhật. Đối với các trường hợp du học Nhật Bản thông thường, điều kiện chung để đi du học là đã tốt nghiệp cấp ba với học lực từ 5,0 trở lên, đã học khoảng 150 giờ tiếng Nhật tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ N5.”
Thủ tục du học Nhật Bản
Sau khi đã tìm hiểu và nắm chắc các điều kiện du học Nhật Bản, bước tiếp theo các bạn phải tiến hành các thủ tục du học Nhật Bản. Chỉ khi hoàn thành đầy đủ những bước này, thì bạn mới có thể chính thức xách ba lô và lên đường tới với chân trời mơ ước. Vậy cụ thể các bạn cần phải làm những gì?
Thủ tục du học Nhật Bản là những bước tiền hành cần thiết để bạn chuẩn bị, gửi hồ sơ và nhận kết quả từ phía trường tại Nhật quyết định bạn có được đi du học Nhật Bản hay không. Những bước này cần được tiến hành một cách tuần tự và theo đúng quy định để đảm bảo không thiếu xót hay nhầm lẫn. Cụ thể quy trình gồm các bước sau:
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và nộp lệ phí đăng ký tới ngôi trường bạn dự định sẽ học tại Nhật
- Nhà trường nhận hồ sơ và gửi các giấy tờ của bạn cùng đơn yêu cầu đến Cục quản lý về vấn đề nhập cảnh ở Tokyo.
- Cục quản lý về vấn đề nhập cảnh sẽ xem xét và gửi lại nhà trường giấy xác nhận việc có đồng ý cho phép bạn được lưu trú tại Nhật hay không.
- Sau khi có kết quả, nhà trường sẽ gửi giấy phép lưu trú tới học sinh hoặc người bảo lãnh của học sinh.
- Có được giấy phép này, các bạn cần nộp hộ chiếu và giấy phép lưu trú lên Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam để xin visa du học
- Trải qua quá trình xem xét tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản, các bạn sẽ nhận được visa du học
- Hoàn thành những thủ tục cuối cùng và tới Nhật Bản nhập học
Những giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục du học Nhật Bản
Quá trình chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục du học Nhật là một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất. Theo đó, một bộ hồ sơ du học Nhật Bản thường gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhập học: Bạn có thể lấy mẫu đơn từ trang web của nhà trường hoặc tự mình viết đơn. Lưu ý thông tin viết trong đơn phải đúng theo thông tin được ghi trong sơ yếu lý lịch và các giấy tờ cá nhân của bạn.
- Bằng tốt nghiệp: Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học thì nộp bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. Trong trường hợp bạn đang học đại học hoặc đã ngừng học đại học thì nộp giấy chứng nhận của nhà trường kèm theo bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Bảng điểm: Bạn cần nộp bảng điểm gốc của trường bạn học gần nhất so với thời điểm gửi hồ sơ du học Nhật.
- Chứng chỉ tiếng Nhật hoặc giấy chứng nhận học tiếng Nhật tại Việt Nam.
- Sơ yếu lý lịch: Bạn cần khai thông tin chính xác vào bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của Cục Quản lý Nhập cảnh Tokyo. Tất cả những thông tin cần được khai trung thực, chính xác, đầy đủ, không bỏ trống. Đặc biệt bạn cần ghi rõ mục đích và kế hoạch học tập của mình khi sang du học Nhật Bản.
- Các loại giấy tờ tùy thân: CMND, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu. (Lưu ý hộ chiếu vẫn phải còn hạn ít nhất 6 tháng).
- 6 ảnh 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Giấy tờ chứng minh tài chính nhằm cung cấp thông tin và khẳng định khả năng kinh tế của bạn trước Đại sứ quán Nhật Bản. Đây là những giấy tờ đảm bảo cho mục đích học tập của bạn là chính đáng và chắc chắn; bạn không vì bất cứ lý do nào khác để tới Nhật Bản (chẳng hạn như, làm việc, lưu trú bất hợp pháp, …). Những giấy tờ chứng minh tài chính du học Nhật Bản bao gồm: sổ tiết kiệm, giấy tờ xác nhận nghề nghiệp (hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh) và những giấy tờ chứng minh thu nhập (hóa đơn đóng thuế, sao kê tài khoản, bảng lương, …).
Điều kiện sức khỏe đi du học Nhật Bản
Không giống như xuất khẩu lao động, về điều kiện sức khỏe, chương trình du học Nhật Bản không yêu cầu điều này. Bởi vậy, nếu bạn có mắc viêm gan B, cận thị, viêm phổi…thì vẫn có thể đi du học Nhật Bản bình thường. Tại Nhật Bản, hầu hết các trường Nhật ngữ cũng không yêu cầu sinh viên khám sức khỏe trước khi du học hoặc có cũng một số ít trường khi du học sinh sang Nhật rồi mới yêu cầu khám sức khỏe.
Chính vì thế, ta có thể thấy rằng sức khỏe không phải là điều kiện chính để được du học, mặc dù cũng không thể nào phủ nhận vai trò của sức khỏe vì nó đóng góp rất lớn vào quá trình du học của bạn có được thành công hay không. Bởi hầu hết sinh viên đều đi làm thêm khi du học Nhật Bản để trang trải chi phí và tích lũy kinh nghiệm nên nếu sức khỏe không ổn định thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho cuộc sống tự lập ở đây.
Tuy rằng, đi du học Nhật Bản không bắt buộc phải khám sức khỏe, thế nhưng sinh viên vẫn nên khám sức khỏe tổng quát để biết được tình trạng của bản thân, nhằm có cách điều chỉnh và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất trước khi du học. Hãy chắc chắn rằng, bạn hoàn toàn khỏe mạnh trước khi đi du học Nhật Bản. Bởi khi sang đến Nhật, nếu bạn đang mắc bệnh và phải điều trị thì chi phí điều trị tại Nhật rất tốn kém.
Điều kiện nhận học bổng du học Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có sinh hoạt phí không hề rẻ, đặc biệt là tại những thành phố trung tâm. Chính vì thế, đối với những ai đang có ý định du học thì việc xin học bổng du học nhật Bản là một trong những phương án hữu hiệu để tiết kiệm chi phí khi học tập tại quốc gia này. Vậy điều kiện nhận học bổng du học Nhật Bản gồm những gì?
Để ứng tuyển vào các chương trình học bổng Nhật Bản, bạn cần đáp ứng những yêu cầu căn bản sau đây:
- Là ứng viên quốc tế
- Phải có bằng cấp phù hợp với chương trình học bổng mà mình theo đuổi. Ví dụ bạn muốn ứng tuyển học bổng dành cho bậc cử nhân thì bạn phải có bằng cấp 3.
- Vượt qua Kỳ thi tuyển sinh cho sinh viên quốc tế Nhật Bản (Examination for Japanese University Admission for International Students – EJU *)
- Sở hữu các chứng chỉ ngoại ngữ Anh hoặc Nhật ở trình độ cao hơn theo yêu cầu của Đại học
- Đang không sử dụng học bổng của bất kỳ chương trình nào.
* EJU: là bài kiểm tra chuẩn cho sinh viên nước ngoài, được thiết kế để kiểm tra các kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, toán học và Nhật Bản – Thế giới.
Bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn nếu:
- 1 – 2 thư giới thiệu của giáo viên hoặc thủ trưởng cơ quan đang công tác.
- Có kế hoạch học tập rõ ràng.
- Sở hữu các giải thưởng liên quan đến lĩnh vực xin học bổng.
Hồ sơ nhận học bổng căn bản gồm:
- Đơn xin học bổng: Tự viết hoặc sử dụng mẫu sẵn có (tùy theo yêu cầu của chương trình.
- Bảng điểm: Được dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh và có công chứng.
- Hình ảnh: Khoảng Kích thước 4.5cm x 3.5cm, được thực hiện trong vòng 6 tháng qua.
- Thư giới thiệu từ người đứng đầu hoặc trưởng khoa mà người nộp đơn thuộc về.
- Thư chấp nhận từ nhà khoa học chủ nhà của trường đại học Nhật Bản hoặc cơ sở nghiên cứu nơi ứng viên muốn tiến hành học tập.
- Các chứng chỉ liên quan.
Điều kiện du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Ngoài chương trình đi Nhật dạng thực tập sinh, nhiều sinh viên và người lao động Việt Nam muốn sang Nhật Bản theo diện vừa học vừa làm. Chương trình này là một hình thức đi để học tập, có chi phí thấp hơn, vậy điều kiện tham gia du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản là gì?
- Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi
- Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N5 (chỉ cần học hai tháng)
- Tốt nghiệp cấp 3 trở lên
- Không quan trọng về sức khỏe. Học sinh có thể lựa chọn khóa học phù hợp với tiêu chí và năng lực của mình từ một đến hai năm (học ngôn ngữ, học nghề, học đại học…).
Song song với việc học, học viên được trường đảm bảo giới thiệu việc làm, được phép làm 28 giờ trong tuần với mức lương tốt thiểu 800 – 1.200 Yên một giờ (gần 22 triệu đồng một tháng).