TCB là Mã Chứng khoán, Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đang niêm yết trên sàn HOSE. Cái tên TCB luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư. Vậy lý do là gì? Hãy cùng Toplist tìm hiểu bài viết sau.

TCB chưa một lần nào chia cổ tức cho cổ đông

Lý giải việc không chia cổ tức, ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch Techocmbank cho biết ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận để củng cố vốn chủ sở hữu, đảm bảo các yêu cầu về vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như Basel II và tăng cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt, lãnh đạo ngân hàng khẳng định nếu đầu tư lướt sóng thì không nên bỏ tiền vào Techcombank, thay vào đó, nếu đầu tư hãy có tầm nhìn 3-5 năm nhưng đến nay đã là năm thứ 8 liên tiếp ngân hàng quyết định không chia cổ tức.

Việc không chia cổ tức chắc chắn là một yếu tố làm giá trị cổ phiếu của TCB ngày càng tăng về mặt giá trị.

Cổ phiếu kinh doanh tốt

Xét về tình hình kinh doanh, Techcombank là một ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt với các chỉ số tăng trưởng đều ấn tượng. Kết thúc quý 1/2020, doanh thu của Ngân hàng đạt 6.030 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.506 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ 2019. Điều này góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 4.212 tỷ đồng, tăng 22,8% so với quý 1/2019. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 862 tỷ đồng, tăng 73,1% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 14,3% doanh thu, cao hơn mức 11,3% trong quý 1/2019, với sự đóng góp đáng kể từ mảng bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Chi phí hoạt động trong quý 1 năm 2020 là 2.138 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập đạt 35,4%, so với mức 36,6% cùng kỳ năm ngoái và mức 35,3% của quý 4/2019. Chi phí dự phòng của quý 1/2020 của TCB tăng lên 772 tỷ đồng, so với mức dự phòng 167 tỷ đồng của quý 1/2019, thể hiện sự thận trọng của Ngân hàng trong việc chủ động trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.

Tính đến thời điểm này, tổng tài sản của ngân hàng đạt 391,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 2,1% so với thời điểm cuối 2019. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 31/3/2020 đạt 265,4 nghìn tỷ, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với cuối năm 2019.

Ban lãnh đạo TCB cho biết, hiện ngân hàng duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 76,8%, và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn là 30,7%, tốt hơn mức 38,4% vào thời điểm cuối năm 2019. Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối kỳ theo Basel II đạt 16,6%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của trụ cột I Basel II (8%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm 31/12/2019.

Tại thời điểm 31/03/2020, tỷ lệ nợ xấu của TCB giữ ở mức 1,1%, thấp hơn mức 1,3% tại 31/12/2019 và 1,8% tại 31/03/2019. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm 31/03/2020 là 117,9%…

Về hiệu quả hoạt động, nhà băng này luôn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định qua các quý. So sánh với các ngân hàng top đầu khác thì TCB nhiều năm liên tiếp đạt vị trí hàng đầu, các chỉ số về khả năng sinh lời NIM, ROE cũng vô cùng ấn tượng.

Lợi thế cạnh tranh

TCB có nhiều các lợi thế cạnh tranh riêng, có thể làm nền tảng để tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới. Chẳng hạn, TCB có mối quan hệ đối tác tốt với một số khách hàng doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan và Vietnam Airlines… cũng như khách hàng trong nhóm viễn thông, đồ ăn – thức uống. Những doanh nghiệp này có sở hữu lượng khách hàng cá nhân lớn mà TCB có thể tận dụng. Ngoài cho vay mua nhà, cho vay các nhà thầu, nhà phân phối… trong hệ sinh thái của các khách hàng lớn, TCB có khả năng cung cấp dịch vụ và bán chéo cho nhóm khách hàng này các sản phẩm khác như thẻ tín dụng, cho vay mua xe…

Được biết, Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) hiện là công ty chứng khoán hàng đầu về tư vấn và môi giới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, là thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phần lớn lượng trái phiếu cũng được phân phối cho các khách hàng trong hệ sinh thái của TCB. Nhờ đó, Ngân hàng hạn chế được rủi ro nhưng vẫn duy trì được nguồn thu nhập ổn định từ phí bảo lãnh phát hành và phí phân phối trái phiếu.

Ngoài ra, TCB còn được biết đến là một ngân hàng khá năng động trong xây dựng nền tảng công nghệ và có kế hoạch đầu tư 324 triệu USD cho công nghệ tới thời điểm năm 2021. Đây sẽ là lợi thế lớn của nhà băng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ.

Cổ phiếu TCB đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19

TCB tăng kịch trần sang phiên thứ hai liên tục, nhờ đó vươn lên trở thành cổ phiếu phục hồi mạnh nhất so với đáy tháng 3 và cũng là một trong những mã tiến gần sát nhất tới mức giá “tiền khủng hoảng Covid”. So với đáy ngày 30/3 vừa qua, TCB đã phục hồi gần 35,6% và hiện chỉ còn cách mức giá ngày 22/1 – thời điểm thị trường chưa phản ánh dịch Covid-19 – khoảng 16,5%.

HIện tại thì đà tăng của cổ phiếu TCB không còn mạnh như trước, các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu chốt lời lên giá trị cố phiếu sẽ thay đổi đôi chút nhưng sẽ không nhiều.

Trả lời