Singapore

Đối với nước Singapore “quả quýt” được coi là một thứ mang lại hạnh phúc và may mắn bởi khi chữ “quýt” đọc lên sẽ gần với âm “cát” trong ” Đại cát đại lợi”. Chính vì vậy vào ngày Tết họ sẽ mời khách cũng như cả gia đình ăn quýt như để ngầm chúc nhau may mắn và hạnh phúc. Ngoài quả quýt được ưa chuộng người Singapore cũng rất thích ăn “cá” bởi từ này rất giống chữ “dư” khi phát âm tiếng Hoa, thể hiện sự dư dả, dồi dào của của cải trong năm mới. 

Nhật Bản

Người Nhật có phong tục ăn Tết sum họp gia đình giống người Việt Nam ta. Tuy nhiên ở Nhật có truyền thống trong những  ngày đầu năm các cô gái sẽ ra đồng hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau, sau đó tới ngày mùng 7 Tết, chủ nhà sẽ đem ra để nấu với gạo thành bữa ăn đặc biệt cho bữa sáng ngày hôm đó. Lễ nghỉ Tết người Nhật thường 2 tuần, ngày lễ được kéo dài hơn nước ta.

Philippines

Philippines một đất nước giàu tài nguyên nhưng cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị, người dân nơi đây có quan niệm ngày Tết khá ý nghĩa. Vào những ngày này họ sẽ chọn và mua cho mình những đồ vật có dáng dấp hình tròn: Áo chấm bi, quần chấm bi, quả bóng,… Và cả những loại hoa quả có hình tròn như: Cam, quýt, chanh, bưởi,… Với một quan niệm truyền thống rằng tất cả mọi thứ trong năm sẽ tròn trịa và viên mãn như những đồ vật họ đã lựa chọn. Chính vì vậy mà trước ngày Tết những loại thực phẩm, hoa quả và đồ vật có hình tròn được ưa chuộng và bày bán rất nhiều để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Philippines.

Thái Lan

Ở Thái Lan, người dân sẽ đón Tết bằng cách té nước vào nhau để mong gặp được sự may mắn trong năm mới. Đây là một phong tục khá độc đáo với tên gọi Songkran, hay với tên tiếng Việt là Tết té nước, và thường được tổ chức vào tháng 4 (Dương lịch) hàng năm. Phong tục độc đáo té nước của người Thái đã du nhập về Việt Nam trong những năm gần đây, và được giới trẻ vô cùng yêu thích, trong đó có phong trào nhảy dân vũ “Té nước Thái Lan”.

Campuchia

Giống với Thái Lan người dân Campuchia cũng ăn Tết và tháng 4 (Dương lịch). Các gia đình sẽ đón Tết với phong tục đắp cát với 5 gò nhỏ, có những nơi đắp bằng bánh hoặc hoa quả, trái cây. Sau đó thắp 5 nén nhang, và đốt 5 cây nến để thờ cúng tổ tiên gia đình. 

Pakistan

Vào những ngày Tết mỗi người dân Pakistan khi bước ra ngoài đường sẽ cầm theo bột màu đỏ, sau đó gặp người thân, bạn bè để chào hỏi và mừng năm mới, sau những lời chúc là hành động quệt một vệt đỏ trên trán nhau nhằm thể hiện lời chúc “Như ý Cát tường” trong năm mới. Ngoài phong tục trên người dân nước này còn sử dụng bột hồng để rắc trước cửa nhà với dòng chữ “Chúc mừng năm mới”, nhằm tạo không khí và đón nhiều điều may mắn vào nhà.

Lào

Ngoài với nghi lễ té nước giống Thái lan, người dân Lào cũng có một tục lệ thú vị khác đó là buộc chỉ vào cổ tay, với mục đích thay cho lời chúc phúc. Những sợi chỉ màu trắng ngà được đeo lên cổ tay và vẩy nước thơm, tượng trưng cho lời chúc của người đã buộc lên tay, bao nhiêu người chúc bấy nhiêu sợi chỉ. Khá thú vị và độc đáo đúng không nào?

Malaysia

Một đất nước thú vị chẳng kém đó làm Malaysia, tại quốc gia này, để chuẩn bị cho Tết người dân sẽ phải nhịn ăn, do chịu ảnh hưởng từ lịch Hồi giáo nên họ thường nhịn ăn trong vài ngày trước Tết, đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói. Chắc có lẽ đây là đất nước “thương người” nhất Châu Á.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ mỗi một miền có thời điểm đón Tết khác nhau, có những nơi vào thời điểm tháng 3, nhưng lại có những nơi rơi vào tháng 4, 6, hoặc tháng 12, điều này thật kì lạ, khác hoàn toàn các nước khác. Nhưng các miền vẫn có điểm chung đó là đốt lửa, dù dịp Tết có vào thời điểm nào. Và đương nhiên lửa sẽ được thắp trong đèn, hoặc nến rồi thả trôi sông, cũng có thể thắp rồi thả đèn lồng và sau đó là màn đốt quỷ để trừ tà ma. Đốt lửa ở Ấn Độ cũng được coi như là cách để tưởng nhớ người đã khuất và gửi cầu nguyện trong những ánh nến, đèn lồng cho năm mới an lành và may mắn.

Trung Quốc

Vốn nổi tiếng là quốc gia ưa thích màu đỏ, đối với người dân Trung Hoa màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, là màu để đánh đuổi quỷ dữ khỏi quấy rối làng. Chính vì vậy mà những ngày này, người dân thường treo khắp nơi đèn lồng đỏ, giấy đỏ và bắn pháo hoa tưng bừng. Trẻ nhỏ thì được nhận những phong lì xì đỏ, với một số tiền đã được quy định và tất nhiên con số “4” sẽ bị cấm kị bởi nó gần nghĩa từ “tử” nghĩa là chết. Một vài địa phương nước này còn có phong tục bắt chước tiếng kêu của chim Cuốc, bởi đây là tiếng chim báo hiệu mùa xuân, mùa gieo trồng bội thu.

Trả lời