Không nên đốt gốc đào trước khi cắm

Theo quan niệm dân gian truyền miệng thì trước khi cắm đào (đối với đào cành), ta cần phải thui, đốt gốc đào, để tránh việc mất nước, cũng như bảo vệ cành đào khỏi vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Nhưng nếu ta không biết cách hơ chuẩn chỉ, mà như nhiều người lại hơ rất kĩ, thì điều này lại là phản khoa học khi nó càng làm đào mất nước nhanh, hoặc tắc các mạch dẫn nước, gây ra hiện tượng héo, úa lá, rất mất thẩm mĩ, nhất là trong những ngày Tết quan trọng.

Bởi vậy, ta không nên đốt gốc đào trước khi cắm nếu không thực sự biết chắc chắn hay có nhiều kinh nghiệm trong việc đốt đào. Thay vào đó, ta có thể áp dụng nhiều biện pháp khác hay và dễ dàng hơn.

Còn nếu bạn vẫn muốn thực hiện cách này, thì lưu ý chỉ nên hơ qua lửa cho se vết cắt thôi.

Khứa dao lên cành đào nếu đào nở nhanh

Trái với trường hợp đào nở quá chậm, thì đào nở quá nhanh cũng là một vấn đề “nhức nhối” khi cành đào có thể sẽ tàn trước khi Xuân về.

Với tình trạng này, ta nên dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, tầm từ 10 – 15 cm, và cách gốc đào một khoảng bằng 13 – 15 cm hoặc tầm khoảng một gang tay để hạn chế chất dinh dưỡng cung cấp quá nhiều cho cành, cây đào. Sau khi ta cứa thì nên trát một chút vôi lên trên vết cắt để tránh việc nhiễm trùng cũng như mất nhựa của cây, cành đào.

Thêm vào đó, khi đào nở nhanh thì ta không nên bỏ Vitamin B1 hay Aspirin và Kali, vì sẽ chỉ càng làm đào nở nhanh mà thôi. Trường hợp không may lỡ bỏ thì nên thay nước ngay nếu thấy đào nở nhanh hơn bình thường, nở trước Tết.

Ngoài ra, ta cũng có thể giảm nhiệt độ phòng đi hoặc đơn giản hơn là bỏ sỏi vào bình hoặc trên chậu đào, vì sỏi sẽ giúp “hạ nhiệt” quanh gốc đào, từ đó hãm đào nở nhanh.

Phun tưới gốc đào

Đây cũng là việc quan trọng trong quá trình chơi đào Tết khi luôn cần bổ sung ẩm cho cành đào, để đào có thể nở hoa, ra lộc đẹp nhất.

Nhưng ta chỉ nên phun, hay tưới chút ít nước lên gốc đào, đối với cả cành trong bình hay cây trồng trong chậu. Ngày ta nên phun tưới khoảng 2 – 3 lần, có thể vào sáng, hoặc tối, đêm, tránh tưới buổi trưa nếu nhiệt độ ngoài trời cao vì nó càng làm cây mất nước nhanh.

Lưu ý là ta tuyệt đối không được tưới nhiều, vì đào chỉ ưa ẩm – hơi khô, nếu khô quá nó sẽ bị héo úa vì thiếu nước, còn nếu quá nhiều nước sẽ làm nó bị úng, cũng héo và úa, chết vì thừa nước, thối rễ.

Đắp hoặc quét vôi lên gốc đào nếu đào nở chậm

Nếu đào nhà bạn nở chậm, có nguy cơ qua Tết mới nở thì đừng quá lo lắng. Vì theo mẹo dân gian, khi đào nở chậm, ta có thể dùng vôi để cải thiện tình trạng này.

Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách là quét hoặc đắp vôi lên gốc đào. Nhưng nên đắp vôi thì hơn vì nó giúp thúc đẩy nhanh tiến trình, còn trường hợp quét vôi chỉ áp dụng khi bạn chỉ muốn thúc đào nở nhanh một chút hoặc bạn có quá ít vôi.

Pha loãng vôi với nước nếu bạn chọn cách quét, còn pha thành hỗn hợp dạng sột sệt nếu bạn muốn đắp. Phương thức nào cũng được vì kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Chỉ sau vài giờ đồng hồ sau khi làm thì đào sẽ bắt đầu nở ngay, tuy không đẹp bằng nở tự nhiên vì nó là “gượng ép” nhưng cũng không hề tệ đâu nhé.

Ngay sau khi đào bắt đầu có dấu hiệu nở, thì bạn cần rửa sạch, loại bỏ phần vôi trên gốc, tránh làm đào tiếp tục nở nhanh và bẩn nước.

Ngoài cách này ra thì bạn cũng có thể tăng nhiệt độ phòng vì đào khá ưa ấm, nhưng cách này không nhanh bằng vôi vì nó chỉ tác dụng từ từ lên cành đào.

Để đào nơi thoáng khí, khuất gió

Việc để đào nơi thoáng khí, rộng rãi cũng góp phần làm cho đào tươi lâu hơn vì có thể tiếp nhận được nhiều khí cacbonic nhất có thể. Không nên để đào nơi bí bách hoặc quá tối tăm, sẽ làm đào nhanh hỏng hơn.

Nếu có thể, vào ban đêm, hãy mở cửa để việc lưu thông không khí được tốt hơn, và cũng bởi, quá trình hô hấp ở đào diễn ra mạnh hơn vào ban đêm, nên việc cung cấp khí cacbonic cho cây là rất cần thiết.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc là nên để đào nơi có gió mát lồng lộng, bởi nó một sẽ làm đào nở quá chậm; hai là bị mất nước nhanh, chóng héo úa. Bởi vậy nên ta nên để đào nơi khuất gió, vừa giữ ấm cho đào, lại vừa  giúp đào ổn định trạng thái.

Cho Vitamin B1, thuốc Aspirin hoặc Kali

Sau khi cắm đào vào nước, bạn có thể cho một vài viên Vitamin B1, thuốc Aspirin hay chút Kali thay vì chỉ đơn thuần để nước trắng.

Việc này không chỉ chống sốc cho cây khi bị thay đổi môi trường sống đột ngột, mà còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây luôn xanh tốt và nở hoa đẹp, không bị héo úa – một trong những đặc điểm cần thiết của đào chơi Tết.

Nhưng ta không nên “tham lam” bỏ quá nhiều mỗi loại, vì sẽ làm đào bị thừa chất, một là nở hoa quá sớm, hai cũng phản tác dụng là bị héo úa. Mỗi lần bỏ, ta chỉ được cho vài viên, và cũng có thể kết hợp cả ba loại, nhưng chỉ chút ít không sẽ gây ra ảnh hưởng xấu.

Nhúng gốc đào vào nước nóng trước khi cắm

Như trên, việc đốt gốc đào đỏi hòi kĩ thuật khó, và rủi ro cao. Nên một lựa chọn hay hơn đó là nhúng gốc đào vào nước nóng trước khi cắm vào bình, việc này thực hiện vừa dễ, vừa đơn giản, ít bị ảnh hưởng không tốt lên cành đào – có thể coi là một biện pháp “an toàn”.

Sau khi cắt được một cành đào vừa ý, ta nên nhúng ngay chúng vào chậu nước nóng già, khoảng từ 60 – 80 độ C. Việc làm này giúp cho nhựa cây – được coi là máu của cây không bị chảy ra ngoài quá nhiều, từ đó, tránh mất các chất dinh dưỡng cần thiết có sẵn cung cấp cho cây.

Lưu ý là nước nóng để nhúng cây cần đảm bảo là nước sạch, và nhúng gốc đào cho đến khi thấy nhựa cây đã bắt đầu se lại, hay sờ vào thấy dẻo dẻo, lúc ấy đồng nghĩa với việc nhựa của cây sẽ không chảy mất đi nữa. Sau khi lấy ra, hãy lâu khô gốc đào bằng khăn, giẻ sạch.

Đổ nước sạch vừa phải

Sau mẹo giúp đào khỏi mất nhựa, thì tới bước đổ nước tưởng chừng như đơn giản này cũng quan trọng. Đừng nghĩ chỉ cần đổ nước vào trong bình cắm là xong, mà ta cần phải cẩn thận cũng như cần có một quy tắc riêng.

Khi ta đổ nước vào bình cắm, thì điều quan trọng nhất là nước phải sạch, vì đào là loại cây khá “kĩ tính” trong việc hút nước là chất dinh dưỡng. Nếu ta lấy nước không được sạch, thì ngay lập tức, chỉ sau một vài giờ, cây đã bắt đầu héo rũ, lâu dần sẽ chết ngay trong Tết. Thế nên, dù sao, ta cũng bắt buộc phải chọn nước sạch làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cành đào.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng không kém đó là mực nước phù hợp. Ta nên đổ nước bằng một phần ba tính từ cành cuối tới gốc đào nếu là cây đào to, khoảng cách ấy lớn. Còn mực nước là một phần hai nếu là cành đào nhỏ, khoảng cách trên ngắn. Ngoài ra, cũng không nên đổ nước ngập bình hoặc quá cạn bình, vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới đào.

Lựa chọn bình, chậu cắm phù hợp, đảm bảo độ sạch

Bình hoặc chậu để cắm đào là một yếu tố vừa cần thiết, vừa quan trọng khi ta chơi đào. Một bình, chậu cắm đào phù hợp không chỉ tôn thêm vẻ đẹp cho cành đào nhà bạn, mà nó còn giúp cho gốc đào luôn giữ được vẻ xanh tươi, hoa lộc mơn mởn trong suốt những ngày Tết thiêng liêng.

Đối với cành đào, người ta thường chọn những chiếc bình gốm, hoặc sứ chất lượng để cắm. Nếu là cành đào to, cao, tán xòe rộng thì nên chọn bình hình củ tỏi để tổng thể bình hoa nhìn được cân bằng. Còn nếu là những cành nhỏ, hoặc cành đơn thì nên cắm vào bình dài, bình dáng bút chì, có miệng nhỏ, cao, sẽ tôn được vẻ mảnh khảnh, gọn gàng mà trang nhã của cành hoa.

Còn đối với những cây đào, thì ta nên chọn trồng vào các chậu gốm, hạn chế dùng sứ vì nó sẽ không hợp bằng màu sắc của gốm. Thường thì với những cây đào đã có tán rộng và cây lớn, to, nên ta chỉ cần chọn chậu có kích thước phù hợp với từng cây, có dáng tròn phình ở miệng.

Đặc điểm bình, chậu chung nên chọn: 

  • Có màu cà phê, hay màu đất nung đỏ, không họa tiết (hoặc rất ít) sẽ mang lại vẻ cổ kính, ấm cúng cho gian nhà và mang đạm nét cổ truyền hơn. Nhưng nếu muốn có một không gian sáng sủa, hiện đại thì ta nên chọn gốm, sứ tráng men với họa tiết đẹp mắt, có màu tráng, pha xanh ngọc, hoặc xanh lam, ngoài ra trên thị trường cũng có rất nhiều mẫu mã khác tùy ý bạn lựa chọn.
  • Đảm bảo độ sạch và bền của bình, chậu vì đào là loại cây cực kì nhạy cảm với bẩn. Tốt nhất, khi vừa mua về, ta nên tráng chúng bằng nước nóng khoảng 50 – 60 độ C, sau đó dội rửa lại bằng nước lạnh thường, việc này sẽ giúp loại bỏ những bụi bẩn cũng như giúp tăng độ bền của bình, chậu cắm.

Một số làng nghề làm gốm, sứ nổi tiếng còn hoạt động:

  • Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm Hà Nội)
  • Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh)
  • Làng Gốm Phước Tích (tỉnh Thừa Thiên Huế)
  • Làng Gốm Thanh Hà (Hội An)
  • Làng gốm Đông Triều
  •  Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở link sau: http://toplist.vn/top-list/ten-thuong-hieu-gom-su-noi-tieng-nhat-viet-nam-1776.htm

Thay nước thường xuyên

Ngoài mẹo giúp cho đào xanh tốt đẹp mắt bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng như trên thì một điều không thể không biết khác đó chính là phải thay nước cắm đào thường xuyên.

Nước dùng để cắm đào sau 2 – 3 ngày đã bắt đầu vẩn đục cũng như bị bẩn bởi bụi và các chất nhựa bẩn từ đào tiết ra, nên không còn phù hợp để cắm đào nữa. Thế nên, sau khoảng ấy thời gian, ta nên thay nước khác cho đào theo như quy chuẩn phía trên. Việc này giúp đào tiếp tục có thể nhận được các chất dinh dưỡng tốt nhất và không hề bị thiếu, giúp đào luôn lộc lá đầy cành.

Thêm vào đó, khi thay nước cho đào, bạn cần lấy tay nhẹ nhàng kì cọ phần nước nhớt, bẩn bám trên gốc đào rồi rửa sạch, sau đó mới cho vào nước mới, tránh việc nhiễm trùng gốc đào cũng như làm bẩn ngay nước vừa thay.

Trả lời