Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cha ông ta luôn đúc rút những kinh nghiệm sống, lời răn dạy có ý nghĩa đối với thế hệ mai sau. Cuộc sống này bao la, những kiến thức mà chúng ta biết so với thế giới bên ngoài còn rất ít, vì vậy cần không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Mời các bạn tham khảo một số bài văn chứng minh câu tục ngữ trên hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 6

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lý thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này.

Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn.

Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi, buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không.

Có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ: “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 4

Cuộc sống này là vô cùng vô tận tri thức vì thế mà cũng bao la rộng lớn vô cùng để khám phá và tiếp thu được nhiều nguồn tri thức thì con người ta cần phải có cho mình những phương pháp học hiệu quả và một trong số đó chính là phương pháp “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” mà ông cha ta đã gửi gắm từ bao đời nay

Trước hết chúng ta cần hiểu “một ngày đàng” hay một ngày đường tức là chỉ khoảng thời gian mà con người cần thiết phải đi ra ngoài đi đó đi đây để học “sàng khôn” hay chính là những điều hay lẽ phải những tri thức mà ta chưa từng biết. Với cách nói đối xứng ông cha ta đã khẳng định một chân lý đó là cứ mỗi ngày con người ta đi ra ngoài cuộc sống thì sẽ là mỗi ngày ta học được thêm một điều mới mẻ .Qua đó , ông ta cũng đề cao vai trò của việc đi đây đi đó như một phương pháp học tập để con người tiếp thu tri thức một cách hiệu quả.

Có thể nói , đây là một lời nhắn nhủ vô cùng sâu sắc và giàu giá trị của thế hệ trước người gắm thế hệ sau .Tại sao lại nói như vậy? Trước hết, cần phải hiểu , kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận, từ khi Trái đất mới ra đời, rồi trải qua biết bao thế hệ con người ta tiếp thu , tìm kiếm ra được những cái mới mẻ , bên cạnh đó, cũng vì cuộc sống là không ngừng phát triển do đó tri thức cũng vì thế ngày càng được đầy thêm. Ngoài những kiến thức cơ bản trong sách vở con người ta cần phải tiếp thu thêm tri thức từ bên ngoài. Nếu chỉ học kiến thức trong sách vở suông đó chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng tri thức nhân loại , ta khó có thể làm phong phú bản thân mình .

Vậy nên việc đi đây đi đó sẽ giúp ta mở mang được tầm hiểu biết vốn kiến thức của bản thân. Bên cạnh đó việc đi ra ngoài cuộc sống không chỉ giúp làm giàu tri thức mà còn giúp ta có thêm những kinh nghiệm sống hữu ích, những kỹ năng sống cần thiết , có cơ hội để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Chẳng hạn một nhà văn nếu chỉ ngồi một chỗ mà hy vọng ý tưởng đến với mình mà không tự mình đi ra ngoài cuộc sống để có những trải nghiệm tìm tòi những đề tài hay thú vị thì hiện trong văn của họ sẽ hoàn toàn sáo rỗng và khó mà có cảm xúc.

Một công việc dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có những nghiệm thực tế. Nếu không biết tìm tòi học hỏi ở bên ngoài thì bản thân ta sẽ không có được cho mình sự chủ động trong công việc , không có được sự tự tin để làm chủ kiến thức của chính mình .Thêm vào đó việc đi ra ngoài học tập cũng sẽ giúp tôi việc bản thân về mặt giao tiếp, có va chạm nhiều , gặp gỡ nhiều thì con người ta mới có thể tự tin bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh biết nói năng diễn đạt một cách hợp lý đúng đắn.

Có thể nói đi một ngày đàng học một sàng khôn là một trong những phương pháp học vô cùng hữu ích và cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Nó giúp con người được hoàn thiện bản thân về mọi mặt, tạo bản tính tự tin, có được những bài học hữu ích . Đây là một lối sống cần được phát huy đặc biệt đối với thế hệ trẻ hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi về chất lượng con người cũng cần được nâng cao về việc đi đây đi đó để gặt hái thêm kinh nghiệm cho bản thân sẽ là một kim chỉ nam hữu ích để con người nâng cao giá trị bản thân mình.

Tuy nhiên cũng cần phải hiểu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhưng không có nghĩa là cái gì cũng học , học tất cả mọi thứ không phân biệt tốt hay xấu . Ta cần phải biết chọn lọc, học những cái hay cái đúng , cái có giá trị thì mới có thể giúp ích được cho chính mình .Tất nhiên để có được những bài học kinh nghiệm thì cũng cần đi kèm với sự kiên trì , nhẫn nại không bỏ cuộc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì học là cả một quá trình dài . Những kẻ lười biếng, chỉ biết ngồi ở nhà chờ đợi cơ hội, thành công tìm đến với mình hay chỉ biết học lý thuyết suông , cho rằng những kiến thức trên lớp là đã quá đủ thì vĩnh viễn sẽ chẳng thể nào vươn lên hai đạt được những giá trị cao đẹp hơn trong cuộc sống.

Mỗi con người cần xác định được phương pháp học đúng là nhất cho mình để đạt được hiệu quả Lênin đã từng có câu “Học học nữa học mãi”, kiến thức là vô cùng vô tận vậy nên bản thân ta không ngừng rèn luyện mình , không ngừng học tập tư duy để tiếp thu được nguồn tri thức tinh hoa nhân loại và “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” cũng sẽ là một trong những phương pháp học giúp ích con người đạt được mục tiêu của chính mình . Câu tục ngữ của ông cha ta tuy đã ra đời từ rất lâu nhưng giá trị trường tồn của nó là không thể phủ nhận, nó như một lời tác động đến thế hệ trẻ hôm nay những chủ nhân của đất nước tương lai.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 2

Tục ngữ là túi khôn của nhân loại, đúng vậy, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập phong phú, trong đó câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một sàng khôn mới là điều chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu.

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. Đi một ngày đàng là chỉ việc đi xa, vượt qua một khoảng không gian lớn. Nếu tính theo tốc độ một giờ bốn cây số, thì một ngày đàng là đã vượt qua một độ dài chừng năm chục cây số, một khoảng cách đủ để sang làng khác, tổng khác, hoặc ra tinh. Ngày xưa trong cuộc sống khép kín trong làng, sau lũy tre xanh, câu tục ngữ: Đi một ngày đàng có nghĩa là sang làng khác, miền khác, địa bàn khác.Học một sàng khôn là chỉ số lượng kiến thức kinh nghiệm học được.

Dĩ nhiên không ai lại đo kiến thức bằng sàng, sàng là một dụng cụ để tách thóc khỏi gạo. Ở đây là hình ảnh chỉ một số lượng cụ thể như mớ, không nhiều, nhưng cũng không ít. Con người ta sống không thể thiếu được trí khôn. Trí khôn giúp người ta phân liệt thật giả, đúng sai, biết cách xử lí công việc trong học tập, sản xuất, sinh hoạt… Hình ảnh sàng khôn hàm ý chỉ sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những bên thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn thể hiện niềm tin răng khi đi ra ngoài, ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện đỡ hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiêu cách suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó trí hiểu biết của ta dược nâng cao, mở rộng hơn.

Ta có thể rút a nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.Câu lục ngữ đã nêu lên một chân lí phổ biến. Mỗi lần chúng ta có dịp đi xa, đi công tác hay đi tham quan đều có tác dụng mở rộng tầm nhìn, nghe thấy và học lỏi được những điều mới mẻ bồi bổ cho trí óc của mình, làm cho trí tuệ phát triển. Chỉ mỗi việc đi xa, tận mắt nhìn thấy những sự vật mới lạ để người khác không bịa chuyện bưng bít hay lừa dối mình, cũng là một sự khôn lớn. Trước đây các nhà trí thức Việt Nam có dịp sang Pháp mới thấy được sự lạc hậu, cổ lỗ của kinh tế, quân sự nước nhà, nảy ra nhu cầu cải cách, đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đã từng lôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước.

Những ví dụ đó đã chứng tỏ cho chân lí “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.Câu tục ngữ: Đi một ngày sàng học một sàng khôn nhằm khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để thu thập vốn sống, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài việc học kiến thức trong sách vở, hoặc ở nhà trường, việc học ớ thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Mỗi lần trải nghiệm thực tế là một lần khôn lớn, học được nhiều kinh nghiệm để lớn lên và trưởng thành hơn.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới, mở cửa giao lưu quốc tế như lòm nay có rất nhiều thanh niên du học nước ngoài, có biết bao chuyến tập huấn cho các vận động viên thể dục thể thao đã bổ sung thêm nhiều tri thức và đem lại nhiều thành công cho đất nước trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế, thể dục thể thao,… Ngay việc tăng cường buôn bán với các nước cũng làm ta khôn ngoan lơn, qua các vụ kiện bán phá giá tòm, cá ba sa… chúng ta cũng thu được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc buôn bán với nước ngoài.Tuy nhiên, không phải cách đi nào cũng mang lại tri thức, kinh nghiệm…

Ở đây, cẩn có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học hỏi thì mới có sàng khôn. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, thiếu sự say mê tìm tòi kiến thức, thì sự đi đó chẳng có ý nghĩa gì? Thực tế đã chứng minh điều này, có nhiều thanh niên đi du học, những kiến thức của họ cũng không mở mang được bao nhiêu hay việc học thêm tràn lan của học sinh nhiều khi chỉ tốn thời gian, vì nhiều bạn học sinh đến lớp học thêm chỉ ngủ, chỉ quậy phá… vậy thì chẳng có sàng khôn nào đưa lại cả.

Tóm lại câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là đúng, nhưng đòi hỏi người đi phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu, học hỏi để tích lũy thêm kiến thức mới. Nói một cách khác đi một ngày đàng chính là điều kiện tốt để người có ý thức học tập có được một sàng khôn.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 10

Trên thế gian này không ai là người có thể biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Vì kiến thức là cả đại dương còn trí nhớ con người có giới hạn,chỉ khi chúng ta càng tìm hiểu và nghiên cứu về nó mới biết được rằng kiến thức rộng lớn đến nhường nào mà sự hiểu biết của ta chỉ là một phần rất nhỏ.Chính vì thế mà ta ngày càng phải học hỏi hơn nữa để tự trang bị kiến thức cho bản thân như câu tục ngữ “đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.

Đó là lời khuyên dạy của ông cha ta trong học tập và cuộc sống.Vậy ta hiểu “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” có nghĩa là gì? “ đi một ngày đàng” là một ngày đi trên đường, “ học một sàng khôn” là những hiểu biết,học hỏi nhiều điều mới mẻ mà ta bắt gặp trên đường đi ấy. Như vậy ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ này là cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp,cần phải đi ra ngoài để tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh nâng cao hiểu biết,trang bị kiến thức cho riêng mình. Còn “sàng khôn” có nghĩa là mình biết tiếp thu, học hỏi có chọn lọc, từ đó việc học hỏi mới có hiệu quả.

Như ta đã biết vốn tri thức giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà bản thân mỗi người đều muốn mình có tầm hiểu biết sâu rộng và tử nên tài giỏi,muốn được như vậy thì điều đầu tiên ta phải làm chín là đi và trải nghiệm để cảm nhận được thế giới xung quanh mình đang thay đổi thế nào, và đón nhận những điều mới mẻ đang chào đón chúng ta ở phía trước. Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại,chính vì vậy khi thanh xuân vẫn lưng chừng tuổi trẻ vẫn chưa phai thì chúng ta hãy đi thật nhiều để trải nghiệm cuộc sống.

Tuy nhiên không phải là đi thật xa mới có thể học hỏi và nhận ra được mọi thứ mà quá trình học hỏi của chúng ta nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, ví dụ như khi ta đi ra đường gặp một e bé ăn xin,hay gặp một người già không có nơi nương tựa phải đi kiếm sống ngoài đường thì lúc đó bạn chợt nhận thấy mình thật may mắn so với họ để từ đó bạn biết quý trọng bản thân mình hơn và đặc biệt hơn nữa là mình phải giúp đỡ họ. “sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình” khi mình sẵn sàng giúp đỡ họ mặc dù không giúp được gì nhiều ngoài một vài đồng tiền lẻ hay một chiếc bánh mì ta nhận lại được niềm vui và sự thanh thản,đối với mình nó không là gì nhưng đối với những người đó lại là một niềm an ủi,để họ vững tin trên thế giới này vẫn có những người tốt.

Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay,thì việc tìm kiếm hay học hỏi qua mạng là một việc không hề khó nhưng điều đó cũng không giúp ích được nhiều cho sự hiểu biết của mình về thế giới bên ngoài,mà ta chỉ biết được thế giới tươi đẹp kia qua màn ảo ảnh của mạng. Bởi vậy ta không nên quá phụ thuộc vào những thông tin có sẵn mà ta hãy đi và trải nghiệm nó, tích lũy vốn sống cho mình.

Câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị của nó cho đến ngày nay.Đất nước đang trên đà hội nhập quốc tế vì thế mà bản thân mỗi người cần phải học hỏi và tìm tòi để vươn ra thế giới hòa nhập với nó, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu và tẩy chay.khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta được thầy cô giảng bài về những kiến thức cơ bản,kiến thức trong sách vở có chọn lọc nhưng để nâng cao hiểu biết và hiểu sâu về nó thì mỗi học sinh cần nâng cao tinh thần học tự giác của bản thân,học hỏi thầy cô và bạn bè từ những điều trong cuộc sống hằng ngày.

Kiến thức là cả một đại dương ta không chỉ học ngày nay ngày mai là nắm hết được nó mà ta phải dành cả đời để tìm hiểu nó “ học,học nữa,học mãi”. Học không bao giờ là đủ cả,hãy học hỏi,tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân,tránh học những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc có ích cho gia đình và xã hội.

Câu tục ngữ “đi một ngày đàng,học một sàng khôn” chính là bài học quý báu đối với tất cả mọi người,học để bản thân hoàn thiện hơn, học để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 5

Học tập là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người. Học tập là công việc diễn ra suốt đời. Không những ta cần học các kiến thức trong sách vở nhà trường mà còn học thêm ở thực tế cuộc sống xung quanh. Bởi thế, tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàn, học một sàn khôn” cho ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi đó.

“Đi một ngày đàng” là một ngày đi trên đường. Cũng có nghĩa là đi đây, đi đó. Thời xưa, con người đi bộ, đi ngựa hoặc đi thuyền. Bởi phương tiện thô sơ, đi lại vất vả cho nên một ngày đường đã là đủ nhiều, đủ xa. “Một sàng khôn” là thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay. Nghĩa là đã mở rộng được tầm nhìn, tầm hiểu biết. Mượn hình ảnh cái sàng, người xưa muốn nhắc nhở ta phải biết gạn lọc tri thức để có hiểu biết đúng đắn và bổ ích nhất.

Câu tục ngữ cho ta thấy tầm quan trọng của việc học hỏi, mở rộng tìm kiếm tri thức ở bên ngoài để nâng cao hiểu biết và vốn sống. Chỉ có bên ngoài xã hội rộng lớn với cuộc sống sinh động, da dạng, phong phú mới giúp ta nâng cao hiểu biết và biết sống đúng đắn, làm việc thành công hơn.

Tri thức là vô hạn như đại dương mênh mông con hiểu biết của con người lại hữu hạn. Con người dù có thông minh đến đâu thì tầm hiểu biết cũng có giới hạn. Muốn phát huy trí thông minh và sức mạnh của trí tuệ, con người phải không ngừng học hỏi, không ngừng tìm tòi trí thức. Có nhiều cách để làm điều ấy. Học hỏi tìm tòi tri thức ở gia đình, nhà trường, ở sách vở. Tất cả đã dạy cho ta rất nhiều, giúp ta ngày càng trưởng thanh hơn. Nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ, chưa nhiều. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy là cách bồi dưỡng trí thức cho thêm phong phú.

Nhưng đó mới chỉ nghe mà chưa thấy. Trông thấy là rất quan trọng bởi “trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu đã nghe mà lại được thấy thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Trên khắp mọi nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có cái hay cái đẹp của con người và cảnh vật. Đi nhiều sẽ được hiểu biết nhiều. Chính điều đó giúp con người trưởng thành hơn, có cách cư sử đúng đắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn, quan hệ xã hội với gia đình cũng tốt hơn. Quan trọng hơn hết nó bồi dưỡng cho ta tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này.

Trong thời đại ngày nay, việc học hỏi lại rất cần thiết. Chúng ta cần học những điều mới mẽ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. học để trở thành người hữu ích đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng thêm giàu mạnh.

Học là phải biết chọn lọc. Học cần phải biết tiếp nhận cái tốt, cái đẹp, cái hữu ích và tiến bộ. Đồng thời gạt bỏ cái xấu, cái vo ích, cái lạc hậu trong xã hội. Biết lựa chọn như thế là ta đã biết cách sống. Xã hội là trường học lớn cung cấp cho ta vốn hiểu biết, vốn sống, cũng là nơi ta thực nghiệm, là nơi để ta học và rèn cái “khôn”. Muốn học được cái “khôn”, chúng ta nhất định phải biết kiên trì. Bởi việc học là công việc gian khổ và lâu dài. Không có tính kiên trì khi vấp phải những khó khăn ấy chúng ta dẽ bỏ cuộc, chấp nhận thất bại.

Muốn học tập thành công chúng ta cũng cần phải hết sứ bình tĩnh. Không nên vội vàng trong học tập bởi tri thức là vô tận. Mặt khác, muốn biết nhiều, hiểu kĩ, ghi nhớ sâu nhất định chúng ta phải học tập một cách bình tĩnh. Có thể nhiều tri thức hết sức quan trọng và hữu ích nhưng không nhất thiết phải hiểu biết tường tận. Hãy học cái cần học, cái cần thiết cho đời sống của mỗi chúng ta. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích thiết thực và sức mạnh to lớn cho cuộc sống của chúng ta.

Câu tục ngữ “đi một ngày đàn học một sàng khôn” là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người. Học hỏi là việc thường xuyên và suốt đời. Để không ngừng nâng cao hiểu biết thì nhất định phải biết học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Bản thân phải biết học điều hay lẽ phải có ích cho bản thân gia đình và xã hội một cách chủ động, sáng tạo và chọn lọc để đạt hiệu quả cao.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 7

Việc học luôn luôn được đánh giá là một trong những điều quan trọng cho nên trong kho tàng văn học dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu rất ý nghĩa đó chính là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Đầu tiên ta cũng phải hiểu được rằng câu nói của ông cha ta như muốn nhắn nhủ điều gì? Qủa thật “Một ngày” so với một năm là ngắn ngủi biết bao nhiêu. Ta như thấy được “một ngày” trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. Khi mà con người “đi một ngày đàng” đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có đáng là bao? Thế nhưng các bậc tiền nhân xưa lại như cũng đã khẳng định là “học một sàng khôn”. Và từ “khôn” là điều hay, điều tốt, và đó cũng chính là cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, để có thể mà trau dồi nhân cách.

Còn với từ “Sàng” là công cụ lao động đã được khéo léo đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. Còn khi nói “Sàng khôn” là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn được thu lại chho mỗi người. Tóm lại ta như thấy được câu tục ngữ có ý muốn nói và khuyên nhủ mọi người đó chính là hãy đi những nơi khác, hãy mở rộng tầm mắt để có thể học được nhiều điều hơn trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta. Lý thuyết trong sách vở không bao giờ đa dạng bằng thực tiễn cuộc sóng. Có lẽ cũng chính vì thế nên chúng ta hãy học mọi lúc mọi nơi, nhất là đến những vùng đất mới nào đó, bởi ở đó có rất nhiều điều lý thú mà ta có thể học hỏi được.

Và chúng ta sao lại có thể nói được rằng “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Qủa thật ta như tháy được chính câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là hoàn toàn đúng! Khi con người chúng ta khi được học ở trường lớp, học trong sách vở, học thầy học bạn. Chúng ta dường như cũng đã còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Ta cũng nên biết được rằng chính trong học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học nhất: học đi đôi với hành. Thực sự rằng học tập gắn liền với lao động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu như mỗi người học sinh lại như chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống. Thực sự rằng mỗi học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Ta như biết được các không thể xa rời nước, chim không thể thoát ly bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội này được.

Khi mỗi chúng ta mà biết để mà mở rộng biết nhiều, “đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ,được chứng kiến tận mắt và được tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao điều hay lẽ phải của thiên hạ. Và cũng chính từ đó mà biết suy xét và biết được nên xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; “học một sàng khôn” là như vậy.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả thật là lời dạy đúng đắn, hay nói cách khác đó chính là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Ta như nhận thấy được rằng chính những kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Thông qua đó ta như thấy được chính những sự hiểu biết được mở rộng và nâng cao. Có thể thấy được cùng với trang sách họ đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Thế rồi không thể không kể đến được những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, đi tham quan là rất bổ ích. Nó dường như cũng đã đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh thành phố dường như đã được đến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh… mà yêu thêm nhân dân lao động. Và thấu hiểu được những cơ cực của người nông dân là các em nghe được những ngôn từ hoa mỹ trên lớp mà không gắn vào thực tế. Khi đi nhiều được hiểu nhiều hơn ta như thấy được sự tự hào với nhân dân đất nước.

Qủa thật ta như biết được “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời làm ăn và tự học. Chúng ta dường như luôn luôn phải học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, và có khi phải thật sự lăn lộn với đời mới biết đường đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có quyết tâm vượt khó, có bản lĩnh thì chúng ta mới có thể chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình thì mới có thể thành công được

Để có được một kết quả học tập thật tốt đẹp ta phải luôn luôn khắc ghi câu nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Và ta cũng cần phải biết được nên khiêm tốn, biết quan sát, lắng nghe, biết suy ngẫm thật, giả, tốt, xấu… lúc đó chắc chắn việc học hỏi trong thực tế cuộc sống mới thu được nhiều điều “khôn” mà mỗi chúng ta hằng mong muốn.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 8

Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Trong cuộc sống mỗi người không chỉ học trên sách vở, học lý thuyết mà cần học rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ những điều nhỏ nhặt, học từ những chuyến đi trải nghiệm mới có thể trưởng thành và hiểu biết về mọi thứ. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, trước hết chúng ta phải hiểu nghĩa đen của câu, “đi” là hoạt động di chuyển, “một đàng” tức là đi xa, đến một địa phương, một làng khác, “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới, có thêm nhiều hiểu biết, biết thêm những kinh nghiệm, trưởng thành hơn, khôn hơn. Câu tục ngữ ý muốn nhấn mạnh một ngày đi ra ngoài chúng ta sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, có nhiều kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết ở nhà thì tự gò bó, tự thu hẹp bản thân mình lại. Bởi vậy. Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên bước ra thế giới bên ngoài để trau dồi cho mình thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân.

Câu tục ngữ “Đi một đàng học một sàng khôn” được vận dụng nhiều trong thực tế như hàng năm nước ta có nhiều đợt phân chia các cán bộ, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến học hỏi khoa học kĩ thuật về ứng dụng trong nước. Cuối năm học, nhà trường thường hay tổ chức các buổi tham quan dã ngoại, đến các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức thực tế cho học sinh, hay để nâng cao khả năng thực hành bên cạnh những lý thuyết được học ở trường.

Hay những đợt nghỉ hè, phụ huynh hay tạo điều kiện đưa con em đi du lịch để khám phá và được trải nghiệm văn hóa nhiều vùng miền, nâng cao hiểu biết và đó cũng như một phần thưởng nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và lời động viên của bố mẹ để bước vào năm học mới để học tốt hơn. Mỗi vùng đất ta bước chân đến sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ, đầy thú vị về cảnh sắc, con người, văn hóa, ẩm thực để ta có thêm hiểu biết. Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy.

Để minh chứng cho điều đó, chúng ta không thể không nghĩ đến tấm gương sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh, người không những ham học mà còn ham trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước điều đó giúp Bác hấp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Cuộc sống có trở nên thú vị, đa dạng, tuyệt vời và đầy màu sắc hay không phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ thu hẹp trong những bức tường, hay chỉ nhìn ngắm qua những trang báo thì thật buồn tẻ. Làm cho con người mình bị thu hẹp đi, thiếu kỹ năng giao tiếp, cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa.

Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm . Tất nhiên, đi đây đi đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, mỗi điều kiện và học, tích lũy những cái hay, cái tốt, cái tinh túy có chọn lọc chứ không phải cái gì cũng học, học một cách bừa bãi. Phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển nếu bản thân không cố gắng học tập, đi nhiều học hỏi, nâng cao hiểu biết thì rất dễ lạc hậu, không bắt kịp sự phát triển của đất nước, của xã hội.

Mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết những kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy nó hàm chứa những bài học sâu sắc, ý nghĩa khái quát. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” như đã khái quát một chân lí mang tính quy luật. Chúng ta còn trẻ chẳng có gì ngoài thời gian và sức trẻ vậy tại sao không học hỏi, đi đây đi đó để mở mang tri thức, mở mang tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, bồi đắp cho mình thêm lỗ hổng kiến thức, Đó đều là những thứ bổ ích, là hành trang theo ta trong suốt cuộc đời.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 9

Vốn hiểu biết của mỗi người là rất quan trọng, nó giúp ích cho chúng ta trong mọi công việc của đời sống. Người càng hiểu biết, càng ham học hỏi thì càng có sự thành công lớn trong sự nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi chính là tiền đề của mọi sự hiểu biết, bạn có thể học trong nhà trường, trong gia đình và cả ngoài xã hội, bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Mỗi nơi bạn đến, mỗi con đường bạn đi qua đều có dấu ấn của những kiến thức mà bạn tích lũy được. Bởi vậy, ông cha ta từ ngày xưa đã có câu:” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

“Đi” là một hoạt động của con người nhằm bước ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với thực tế, với môi trường xã hội. “Một ngày đàng” ở đây được hiểu là khoảng thời gian khá ngắn để chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới bên ngoài. “Học” là việc tích lũy tri thức, thu nhận những vốn hiểu biết từ xã hội vào bên trong bản thân mình. “Một sàng khôn” là lượng kết quả mà mình có được sống quá trình cọ xát với thực tiễn.

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” giúp chúng ta hiểu rằng muốn hiểu biết, muốn tăng lượng kiến thức cho chính mình thì không chỉ phải học trên sách vở, trên ghế nhà trường mà còn phải học ở chính trường đời. Kinh nghiệm sống từ thực tế là tri thức lớn góp phần hoàn thiện bản thân hơn, hãy đi và bước ra ngoài xã hội để mở mang tầm nhìn.

Thật vậy, kiến thức là bao la vô tận, hầu hết trong mỗi việc bạn đều phải dùng tri thức mình có được kết hợp với kĩ năng để thực hành. Bởi vậy nếu bạn đi nhiều, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho chính mình. “Một ngày đàng” – chỉ cả về thời gian và không gian mà bạn sẽ trải qua, khi qua đi một ngày nếu bạn ra ngoài và trải nghiệm những thứ mới mẻ, bạn sẽ nhận lại được kết quả vô cùng tốt đẹp – “một sàng khôn”. Nếu bạn dành thời gian tìm hiểu, dấn thân vào những thách thức, hiểu biết tích cực của bạn sẽ ngày một nhiều hơn. Từ trong thực tế, trong trải nghiệm mà bạn mới nên “khôn”, tức là khi đó nhận lại được tri thức từ thực tiễn, những nguồn tri thức tích cực, nhận lại ở đây nó phải là sự chọn lọc, cái gì hay, điều gì đẹp thì học hỏi, tiếp thu, cái xấu cái dốt thì tránh ra, phê phán.

Đó mới là mục đích mà câu tục ngữ mang lại. Không nên chỉ ở nhà, suốt ngày cắm mặt vào game hoặc lướt web hay chăm chăm vào kiến thức sách vở trên nhà trường mà phải ra ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, mở rộng vốn sống, vốn tri thức văn hoá phong phú của nhân loại. Phải tung hoành ngang dọc bốn phương để trải đời và đúc rút kinh nghiệm cho mình. Như thực tiễn đã chứng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu, học hỏi mọi nơi, mọi ngành nghề, từ phụ bếp, làm vườn, quét tuyết trường học đến viết báo, làm cách mạng, tất cả đã giúp Bác có vốn trí thức uyên thâm, hiểu biết rộng rãi, tài ba thao lược, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cho dân tộc.

Hay như nhà văn Nguyễn Tuân, Trương Hán Siêu – những con người ham xê dịch – bằng những chuyến đi thực tế của mình trên đất nước đã tích lũy vốn hóa, tri thức phong phú để viết nên những bài phú, bài tùy bút bất hủ. Một Macxim Gorki – nhà văn của nước Nga từng trải qua những bài học xã hội, những vấp váp đã gom nhặt được một vốn sống lớn, trường đời đã giúp ông ngày càng hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Những nhà kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng vậy, họ phải ra nước ngoài, mọi nơi trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm buôn bán, sách lược, chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, học hỏi từ những đồng nghiệp tài giỏi trên thế giới mới tạo được những thành công cho doanh nghiệp của mình. Và cả trong bản thân mỗi chúng ta cũng thế, bạn cần phải đi và trải nghiệm mới mong có sự hiểu biết phong phú.

Nếu bạn chưa bao giờ đi du lịch, bạn sẽ không biết cần phải mang theo những gì, cần phải quan tâm những gì… Nếu bạn chưa từng làm phục vụ trong một quán ăn, bạn sẽ không biết nhu cầu của các vị khách là như thế nào, mong muốn của họ ra sao… Chúng ta chỉ có thể học hỏi nhiều bằng chính những trải nghiệm của bản thân mỗi ngày. Càng đi nhiều, trải nghiệm nhiều bạn sẽ có thêm cho mình nhiều ý tưởng, nhiều cơ hội mới để phát triển bản thân:

“Làm trai cho đáng nên trai

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”

Vậy mà, trong thực tế nhiều bạn lại lựa chọn cách sống ăn nhàn, yên bình, chọn lối sống “người trong bao” thu mình mà không dám ra ngoài xã hội để học hỏi, tiếp thu, thích ứng với những cái mới, thì một ngày nào đó sẽ mất đi vị trí của mình, mất đi năng lực tự khẳng định chính mình trong trong xã hội. Nếu bạn ra ngoài gặp gỡ nhiều người, trò chuyện và bạn sẽ học được cách giao tiếp, cách ứng xử, xử lí trong mọi tình huống từ họ.

Khi bạn đi nhiều nơi trên mọi miền đất nước, bạn sẽ nắm bắt được đặc điểm địa lí, những nền văn hoá, ẩm thực và đặc trưng của từng vùng miền để có thể áp dụng vào bài thuyết trình hay làm văn. Khi bạn chỉ biết thu mình lại trong một không gian chật hẹp, thì chính bạn đang thu nhỏ sự hiểu biết của mình, rút ngắn cơ hội của chính mình. Bởi vậy, sự trải nghiệm chính là món quà vô cùng quý giá mà mỗi người ban tặng cho chính mình, tự nắm bắt và thực hiện nó.

Cuộc sống không ngừng trôi, đất nước ngày một phát triển đòi hỏi ta phải có rất nhiều kiến thức và kĩ năng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Hãy đứng dậy, đi, trải nghiệm, nắm bắt, học hỏi những điều mới mẻ từ thực tế để xây đắp cho mình những kiến thức làm vốn sống mai sau. Hãy sống và đi, bởi “Cuộc đời là những chuyến đi”, trên những chuyến đi ấy là cả một hành trang trí thức song hành, hãy tận hưởng và thu thập chúng hợp lý, tính chọn để phát triển bản thân từng ngày, dấn thân, học hỏi để trưởng thành, xông pha trên mọi mặt trận của cuộc đời như những “siêu anh hùng” của thế kỉ XXI.

Lời răn dạy của người xưa “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” sẽ luôn còn mãi và mang giá trị lớn dù trong bất kỳ thời đại nào.

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 3

Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.

Câu tục ngữ trên thật súc tích và ngắn gọn, dường như cũng đã vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Có lẽ rằng tất cả chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đặt chân lên những vùng đất mới bởi khi chúng ta mà đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Con người như được mở mang thêm nhiều bài học thú vị, và chắc chắn sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự, ta như thấy được câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, và cũng sẽ biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Ta như thấy được chính vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Qủa thật rằng con người không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và như thế chỉ để nhìn thế giới này đang trôi. Chính con người bạn dường như cũng sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, còn nếu như mà bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Trên thực tế thì có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng dường như ta phải khẳng định rằng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn thì sao? Bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Có thể thấy được trong cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và bạn đồng thời cũng có thể ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Và ta cũng hiểu được rằng đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác, khi việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc sẽ ghi nhớ rất lâu cho chính chúng ta. Bởi vậy mà người ta đã từng nói rằng “Trăm nghe không bằng một thấy” là bởi thế.

Ngày nay ta như biết được rằng kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây chính là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Có thể nhận thấy được rằng việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Còn đối với những kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta chắc chắn rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, bên cạnh đó bạn cũng sẽ chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế mà thôi. Đó quả thật là những điều nhàm chán nhất.

Và chính đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì ta như biết được dường như chính các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Có thể thấy được rằng chính môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội, đất nước của chúng ta dường như đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Có lẽ chính bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác bạn nhé!

Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” số 1

Cuộc sống của chúng ta luôn không ngừng phát triển với sự ra đời và lớn mạnh của các thiết bị máy móc tân tiến, các nghiên cứu vĩ đại,… Con người dần dần bước đến thời hiện đại hóa với những đóng góp lớn cho sự phát triển theo hướng tích cực của xã hội. Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.

Câu tục ngữ ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. “Ngày đàng” ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất ” Đi một ngày đàng” với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để “học một sàng khôn”. Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai “học một sàng khôn” ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ “Sàng khôn” ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.

Trong câu tục ngữ, từ “sàng” được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng “sàng” là lớn và nhiều. Vậy “học một sàng khôn” là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.

Quả đúng là ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, khi chúng ta đi nhiều và trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ được mở mang tầm nhìn, nâng cao hiểu biết. Trong cuộc sống hằng ngày, ra ngoài nhiều và tiếp xúc nhiều với con người cũng như sự vật bên ngoài, chúng ta sẽ cảm nhận được một cách cụ thể, trực tiếp, chân thực những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đi nhiều chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ, có thêm một vài kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đi nhiều cũng giúp chúng ta có được thêm nhiều hiểu biết về nhiều phong tục tập quán và văn hóa các vùng miền.

Trong lịch sử, các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình của nhân dân. Hay trong chặng hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Bác Hồ khi đó còn là một thanh niên trẻ tuổi chỉ với hai bàn tay trắng đã đi qua gần 30 quốc gia trong khoảng thời gian 30 năm. Mỗi vùng đất đi qua, Người đều tự mình học ngôn ngữ, học qua sách báo hay học hỏi từ những người đồng nghiệp và người bản xứ, cũng bởi vậy mà Người thành thạo rất nhiều thứ tiếng và am hiểu nhiều nền văn hóa của các đất nước khác nhau trên thế giới.

Không chỉ học kiến thức qua những cuốn sách đọc tranh thủ trong giờ nghỉ, Bác còn đặc biệt dành khoảng thời gian đi tìm hiểu cuộc sống thực tế của người dân mỗi đất nước đi qua. Ở xã hội nào, Người cũng đều được chứng kiến cảnh bóc lột dã man của những người giàu và cảnh lầm than của những người nô lệ. Người đã nhiều lần xúc động và càng nung nấu ý chí quyết tâm tìm ra con đường để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mình. Hoặc các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, như nhà văn Nguyễn Tuân – một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển để tìm cảm giác mới lạ và thay đổi ” thực đơn cho nhãn quan” của mình. Bởi văn học luôn lấy cuộc sống làm chất liệu và luôn phản ánh theo cách riêng của mình.

Việc học tập là cả một quá trình dài, tuy nhiên ta không chỉ tiếp thu những kiến thức lý thuyết đơn thuần mà còn phải thực hành dựa trên những điều đã được học, biến chúng thành những kiến thức của riêng bản thân mình. Ta cũng không nên như chú ếch ngồi dưới đáy giếng chật hẹp, chỉ thu nhận những kiến thức bó hẹp trong sách vở hay qua thầy cô mà ta có thể tự tìm tòi thông qua tài liệu hay trải nghiệm thực tế, học ở bạn bè, người đi trước… Khi chúng ta đến những mảnh đất chưa từng biết trước đó, con người sẽ có sự hứng thú tìm hiểu và khám phá. Những địa điểm mới cho ta thêm sáng tạo và việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn.

Nguồn kiến thức trên đời là vô hạn và vô cùng rộng lớn mà con người lại nhỏ bé, hữu hạn và không thể lĩnh hội được hết tất cả mọi thứ, vì vậy việc chủ động học tập từ cuộc sống, đi nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ giúp ta cảm nhận được mọi điều đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lí các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống. Đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều sẽ tạo điều kiện cho ta có thể đưa lý thuyết vào thực hành, từ đó giúp hoàn thiện con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Câu tục ngữ ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” còn gợi liên tưởng đến chiếc sàng là một vật dụng dùng để lọc gạo tấm, loại bỏ những hạt sạn, hạt thóc còn sót và giữ lại những hạt gạo tốt nhất. “Sàng khôn” phải là những điều tốt đẹp, những kiến thức bổ ích làm giàu cho đời sống tinh thần và trí tuệ của bản thân và đã qua việc chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng phải biết bồi đắp cho mình những điều bổ ích. Và cũng cần phân biệt giữa việc ra ngoài để học hỏi với ra ngoài để chơi bời, tiêu xài hoang phí, thỏa mãn những ham muốn và dục vọng tầm thường của bản thân.

Bên cạnh đó, mỗi người phải có bản lĩnh cứng cỏi để đối mặt với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời, biết chọn lọc tri thức để học cho nên người. Chúng ta cũng cần phê phán những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà như “ếch ngồi đáy giếng”, tự cho mình là giỏi nhất “Ở nhà nhất mẹ nhì con – Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta”. Phê phán những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” vẫn còn giá trị của nó cho đến tận ngày nay, nhất là trong đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế. Là một người trẻ – tương lai của đất nước, chúng ta cần phải vững vàng chuẩn bị hành trang và chí khí để sẵn sàng đi tới mọi chân trời mơ ước với niềm tin và khát vọng. Như Nguyễn Công Trứ đã nói:

“Vùng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay giả, giả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

(Chí anh hùng)

Trả lời