Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Bác là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của Bác Hồ được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Bác được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam. Trong âm nhạc, hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại luôn được ca ngợi với những giai điệu và hình ảnh đẹp nhất. Và hôm nay xin giới thiệu đến bạn các bài hát hay nhất về bác Hồ làm lay động lòng người.

Tiếng hát từ thành phố mang tên Người

Bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” không chỉ lôi cuốn đồng bào Sài Gòn mà còn đồng bào cả nước vang ra cả thế giới. Ca khúc là sự kết hợp nhạc hiện đại với âm nhạc cổ truyền dân ca Nam Bộ. Ca khúc được thể hiện qua giọng hát khoẻ, mượt mà của nghệ sĩ Kiều Hưng. Năm 1978, Đoàn ca nhạc Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã trình diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Sài Gòn ca khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người ” bao giờ cũng là tiết mục mở màn. Khi dàn hợp xướng trình diễn thì cả hội trường nhà hát đều đứng lên hát theo. Thế là Cao Việt Bách vừa chỉ huy dàn hợp xướng, vừa quay lại phía khán giả chỉ huy, giữ nhịp cho đông đảo khán giả cùng hát. Đời nghệ sĩ có phần thưởng nào cao quý hơn.

Lời bài hát:

“Từ thành phố này Người đã ra đi.

Bao năm ước mong đón Bác trở về.
Trong chiến dịch này Bác đã cùng về với những đoàn quân.

Bác vẫn đến từng nhà thăm các cụ già cầm tay chúng con.

Bác bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngời ngời rực sáng tương lai.

Trong mỗi trái tim, trong mỗi ước mơ,

Trong mỗi cuộc đời ta luôn có Bác.

Lời Bác thiết ta dìu dắt chúng ta.

Sáng mãi bên Người,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Vang trên phố phường tiếng hát yêu thương.

Say trong ước mơ năm tháng của Người.

Mang bóng hình Người ấm áp cuộc đời góp sức dựng xây.

Non sông ta đàng hoàng đất nước mạnh giàu thoả lòng Bác mong.

Nước non này ngàn năm vững bền”.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Tình cảm của Bác với đồng bào, đồng chí, với nhân loại thật bao la, mênh mông. Nhưng riêng với thiếu nhi, Bác còn yêu thương, đùm bọc các em nhỏ hơn ai hết. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Bác đã hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp mầm non của Tổ quốc và cho đến khi sắp qua đời, Bác còn để lại cho các cháu “muôn vàn tình thương yêu”. Bởi vậy, đối với thiếu nhi nói riêng Bác là người vô cùng kính yêu và cũng là tấm gương sáng để các em noi theo, học tập và rèn luyện để một mai trở thành những chiến sĩ trung thành, kế tục sự nghiệp vĩ đại của Bác.

Với sức sống hơn sáu mươi năm, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng đã khiến những em nhỏ của Việt Nam luôn cảm thấy tự hào mỗi khi cất vang bài hát.

Lời bài hát:
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam

Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh

Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài

Bác chúng em nước da nâu vì sương gió

Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà

Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em kính yêu

Bác Hồ Chí Minh trọn một đời

Hồ Chí Minh kính yêu Bác đã bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi

Bác nay tuy đã già rồi

Già rồi nhưng vẫn vui tươi

Ngày ngày chúng cháu ước mơ

Mong sao Bác sống muôn đời để dẫn dắt nhi đồng thành người và kiến thiết nước nhà bằng Người

Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời

Hồ Chí Minh kính yêu, chúng em ước sao Bác Hồ Chí Minh sống muôn đời”

Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Nếu Bác Hồ – một tình yêu bao la vẽ nên chân dung Bác thật ấm áp, chan hòa thì ca ngợi Hồ Chủ tịch lại có phần trang nghiêm, hào sảng. Một con người giản dị, sống một cuộc đời giản dị nhưng ý chí và những việc làm của Bác thì lại vô cùng vĩ đại và lớn lao. Hình ảnh Bác giản dị trên nền nhạc trang nghiêm đã làm nổi bật hai mảng màu khác nhau nhưng lại hòa quyện bền chặt trong con người Bác: Một bên là con người giản dị, khiêm nhường với một bên là ánh hào quang cách mạng mà Người đem tới.

Ca khúc Ca ngợi Hồ Chủ tịch được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1947 với phần lời viết cùng nhà văn Nguyễn Đình Thi.

Lời bài hát:

“Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi

Toàn Việt Nam đón chào ngày mới

Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta

Vững bền tranh đấu cho đời chúng ta

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giải phóng cho nhân dân

Xây dựng non nước Việt Nam.

Tiếng Người tha thiết kêu gọi bốn phương

Cờ vùng lên quân thù gục xuống

Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh

Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn

Hồ Chí Minh muôn năm!

Chỉ lối cho nhân dân

Đến ngày chiến thắng vẻ vang.

Muôn lòng sung sướng muôn lời hát ca

Trời Việt Nam hoà bình nở hoa

Hồ Chí Minh muốn toàn dân sướng vui

Vững bền xây đắp nên đời thắm tươi

Hồ Chí Minh muôn năm!

Ngời sáng cho tương lai

Ơn này ghi nhớ nào phai.”

Miền Trung Nhớ Bác

Trong cái nắng vàng tươm màu mật tháng Năm, có lẽ Bác Hồ là hình ảnh được nhiều người nhắc nhớ đến nhất. Nhạc sĩ Thuận Yến được xem là người có nhiều ca khúc viết và viết hay về Bác, được nhiều người mến mộ. Trong đó, ca khúc “Miền Trung nhớ Bác” được nhiều người cho rằng đã thật sự chạm đến trái tim của những người sống ở dải đất gánh 2 đầu Tổ quốc. Những câu hát như thơ là tình cảm sâu nặng nghĩa tình của mảnh đất ruột thịt miền Trung gửi đến Bác.

Lời bài hát:

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Chúng con sinh ra khi nước còn chia cắt

Nỗi nhớ Bác Hồ dằng dặc đêm miền Trung

Chúng con sinh ra khi nước còn chia cắt

Nỗi nhớ Bác Hồ dằng dặc đêm miền Trung

Để sớm nay con đi giữa đoàn quân

Trong gió biển chan hoà đi theo dấu chân Bác

Đường Miền Trung non xanh nước biếc

Xin hỏi đường nào Bác đã qua đây

Khi Bác tìm đường cứu nước ai hay

Trời Miền Trung mưa tuôn nắng cháy

Đất quê tôi đưa Bác suốt dặm trường

Để bây giờ đất gọi mãi nhớ thương

Trái tim phương Nam đêm hướng về Miền Bắc

Ở đó Bác Hồ Người gọi ơi Miền Nam

Đường cách xa bao la đất Miền Trung

Đâu biết hồi bây giờ quê ta trong tim Bác

Trời Bình Khê xanh trong bát ngát

Lưu luyến một chiều Bác đến thăm Cha

Chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa

Biển Phan Thiết đêm đêm sóng hát

Khúc tiễn đưa Bác đến bến Nhà Rồng

Biển muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong.”

Bác đang cùng chúng cháu hành quân

Bác mất, cả đất trời thấm đẫm nước mắt. Khoác ba lô vào Quảng Trị, Huy Thục nhận ra anh em chiến sĩ ngoài mặt trận đã vượt lên đau thương, hướng chắc tay súng. Ý chí chiến đấu đó khơi dậy trong nhạc sĩ cảm hứng sáng tác “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

Khi bài hát hoàn thành cũng là lúc nhạc sĩ phải nằm giường bệnh vì căn bệnh chảy máu dạ dày. Đồng đội chuyển Huy Thục từ chiến trường đường 9 về bệnh viện điều trị. Bấy giờ, bệnh phát nặng, ông buộc phải nằm yên một chỗ, tránh vận động. Nhưng khí thế hừng hực chiến đấu của đồng đội khiến lời ca theo mạch cảm hứng tuôn trào. Mỗi lúc tỉnh dậy, tôi lại nhờ bác sĩ mang cây bút Trường Sơn đến bên giường bệnh để chép nhạc, nhạc sĩ kể. Do phải nằm ngửa viết nên mực từ ruột bút chảy xuống, thấm từng giọt xuống giường bệnh, để rồi khi ca khúc hoàn thành, ông lại thiếp đi vì những cơn đau.

Ngày 26/3/1970, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Âm hưởng hùng hồn, truyền cảm của ca khúc nhanh chóng có sức lan tỏa mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho anh em chiến sĩ ngoài chiến trường. Kỷ niệm về Bác là hồi ức không thể nào phai trong cuộc đời nhạc sĩ Huy Thục. Tình cảm đối với Người luôn là nguồn cảm hứng vô tận, để ông viết nên những bài ca đi cùng năm tháng. “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” là một trong những bài ca như thế.

Lời bài hát:

“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận, trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác. Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người. Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời. Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi sáng đường cháu. Đi ta đi giải phóng miền Nam khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược, thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Lời Bác thúc giục chúng ta, chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hòa lời ca.

Năm xưa bác cùng đoàn quân đi chiến dịch, núi rừng vẫn nhớ, suối vẫn trong in hình bóng Bác. Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ. Điện Biên năm nào vọng lời Bác giữa chiến hào. Toàn quân hôm nay hãy phất cao cờ đỏ thắm tươi. Ta xông lên giải phóng thành đô phá hết bót đồn quét sạch bóng tên xâm lược. Vì độc lập tự do quyết giành ấm no, giành lấy những mùa xuân. Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.

Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời. Giương lê xốc tới quyết tiến lên ta giành chiến thắng. Đường hành quân dốc núi cao bao vực thẳm. Vực sâu đâu bằng lòng hờn căm cao ngút trời. Miền Nam ta ơi, hãy phất cao cờ đỏ Bác trao. Ta xông lên giải phóng thành đô, phá hết bót đồn, quét sạch bóng quân xâm lược. Vì độc lập tự do quyết giành ấm no, giành lấy những mùa xuân. Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.”

Lời Bác dặn trước lúc đi xa

Bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” là một trong những sáng tác rất nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Ca khúc được ông chắp bút vào năm 1989, dựa trên câu chuyện chân thực về tình yêu của Bác đối với khúc hát dân ca trong những phút cuối đời. Câu chuyện sau này được ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác ghi lại trong cuốn hồi ký của mình.

Lời bài hát:

“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi,
Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.
Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im.
Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ.
Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi.
Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền.
Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim.
Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca, trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời.
Người muốn đem tận vô cùng, bài ca đất nước theo Bác đến mênh mông.
Lần thứ ba, Bác vẫy gọi xung quanh.
Bác muốn nghe một đôi làn quan họ.
Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác.
Rồi căn phòng xao động trong nước mắt.
Những lời ca nức nở, tái tê rằng: “Người ơi, người ở đừng về…”
Bác nhìn em, rơm rớm hàng mi.
Bác muốn nghe một câu hò Huế hoặc muốn nghe câu hát dặm quê nhà.
Bác muốn nghe một đôi làn quan họ bởi bài ca đất nước sao quên.
Lúc chia ly, lời di chúc đơn sơ, Bác muốn non sông đinh ninh lời dặn dò:
“Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết… những khúc hát dân ca”.
Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa. Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa.”

Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người

Trong số hàng trăm ca khúc viết về Bác Hồ thì Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, sáng tác của nhạc sĩ Trần Kiết Tường, được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất. Ngay từ khi ra đời vào năm 1962, bài hát đã được công chúng đặc biệt yêu thích và bay xa khắp hai miền Nam – Bắc lúc đó còn chưa thống nhất.


Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người không phải là bài hát đầu tiên mà nhạc sĩ Trần Kiết Tường viết về Bác. Năm 1949 ông đã từng sáng tác ca khúc Nhớ Bác Hồ với những ca từ giản dị, đầy niềm tin như “Hình Người tầm thước thanh tao mắt sao sáng ngời/Người dìu dắt giống nòi tìm hạnh phúc muôn đời”. Lúc ấy chàng nhạc sĩ Nam Bộ mới 25 tuổi, chiến đấu ở miền Nam và chưa hề được gặp lãnh tụ. Chiến trường Nam Bộ lúc ấy vô cùng gian khổ, Pháp liên tục tấn công vào Đồng Tháp, càn quét khắp nơi. Bị giặc bắt nhiều lần, vượt ngục cũng vô số lần nhưng người chiến sĩ – nhạc sĩ Trần Kiết Tường vẫn đặt niềm tin vào Bác. Trong cuốn Nhạc và Đời, ông kể lại: “Mặc dù tôi chưa được gặp Bác Hồ nhưng tôi luôn tin tưởng Bác là vị cứu tinh của dân tộc. Lúc nào tôi cũng hướng về Bác, hình dung về Bác như trong bài Nhớ Bác Hồ”. Đó là những phác thảo đầu tiên để hơn 10 năm sau Trần Kiết Tường cho ra đời tuyệt tác, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người.

Lời bài hát:

“Hò ơ… ơ…

Tôi hát ngàn lời ca

Bao la hơn những cánh đồng

Mênh mông hơn mặt biển Đông

Êm đềm hơn những dòng sông

Hò ơ… ơ… hò… ơ… hơ… ơ

Tôi hát ngàn lời ca

Nồng nàn hơn nắng ban mai đẹp tình hơn cánh hoa mai

Hùng thiêng hơn núi sông dài

Là một niềm tin Hồ Chí Minh!

Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người

Là một niềm tin Hồ Chí Minh!

Hò ơ… ơ… ơ… hò… ơ

Trên cánh đồng miền Nam

Đau thương mây phủ chân trời

Khi ca lên Hồ Chí Minh

Nghe lòng phơi phới niềm vui

Hò ơ… ơ… Hò… ơ… hơ… ơ

Trên xóm làng miền Nam

Hình Người như “Tiến quân ca” giục lòng vươn cánh bay xa

Vùng lên giải phóng quê nhà

Là một niềm tin Hồ Chí Minh!

Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người

Là một niềm tin Hồ Chí Minh!

Hò ơ… ơ… ơ… ơ… Hò ơ… ơ”

Tiếng hát giữa rừng Pác Bó

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những năm kháng chiến cứu nước, nước ta đã có nhiều bài hát viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những ca khúc để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đời sống tình cảm của nhân dân cả nước và bè bạn năm châu là Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. Ca khúc được giới thiệu lần đầu tiên trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam nhân kỷ niệm lần thứ 70 Ngày sinh của Người (19/5/1960).

Giai điệu và ca từ trong Tiếng hát giữa rừng Pác Bó ngập tràn âm hưởng núi rừng Việt Bắc. Điều đó tạo cảm giác vừa hoành tráng lại vừa mang chất sử thi. Bằng những giai điệu tuyệt vời này, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng nhiều thế hệ người yêu nhạc.

Lời bài hát:

“Trông vời lưng núi

Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây

Chiều nay tiếng ai đang “lượn” về trên đèo

Kể rằng Người về đây, nhà in lưng đá

Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà

Ơ rừng Pác Bó quê ta nhớ rừng xưa ôm bóng Người

Bước chân Người đi đất chuyển dời theo Người

Người về rừng núi bóng Người vì sao trong sáng.

Bóng đa Tân Trào đọng lời thiết tha

Nắng in Ba Đình còn nghẹn lòng ta

Suối reo dưới chân Người qua

Đất rung tiếng ca nở hoa tháng Tám

Khuổi Nậm còn reo nhịp theo mong nhớ Người

Nương đồi bát ngát, gió ngàn vờn mây nắng chiều về đây

Lắng nghe sáo ai bay dập dìu trên đèo

Kể rằng Người còn đây

Người cao hơn núi tưởng chừng trông theo bóng dáng

Người còn in trên đèo.

Ơ bản Pác Bó quê ta mấy mùa qua nghe tiếng Người

Sắn vươn đồi xưa, lúa ngập vàng đôi bờ

Người về chỉ lối, theo người ngày mai tươi sáng

Bát cơm mong chờ người già ước mơ

Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ

Bác ơi tóc sương bạc phơ

Núi cao suối sâu thủ đô yêu dấu

Khuổi Nậm còn vang lời ca mong nhớ…Người”

Đêm Nghe Hát Đò Đưa Nhớ Bác

An Thuyên sáng tác ca khúc này năm 1973, khi ông mới 24 tuổi và Bác Hồ đã mất được 4 năm. Lúc đó ông đang làm ở Đội tuyên truyền văn hóa của Ty Văn hóa Nghệ An. Tuy chưa hề được học về sáng tác nhạc, nhưng trước đó nhạc sĩ An Thuyên cũng đã được công chúng biết tới với bài hát Em chọn lối này. Được viết khi tuổi đời còn rất trẻ lại chưa được học về sáng tác nhạc, nhưng bài Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác theo ông là đã đạt tới sự “tròn trịa” đến độ, khi đã có trình độ cũng như kinh nghiệm nhưng ông thấy mình cũng không thể sửa được một câu, chữ nào trong đó. Ông tâm niệm, nghệ thuật là những điều giản dị của cuộc sống chứ không cần phải là cái gì đao to búa lớn. Bài Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác là biểu trưng của sự giản dị, của một tình yêu cuộc sống thật hồn nhiên, trong sáng. Cho nên đến bây giờ, có kiến thức, có trình độ cao hơn nhưng nhạc sĩ An Thuyên vẫn lấy bài hát mà ông gọi là “quả ngọt” đầu tiên mà cuộc sống đã tặng cho ông làm tiêu chí để vươn tới.

Lời bài hát:

“Một khúc dân ca sâu lắng quê nhà.

Đêm Sông Lam dạt dào sóng nước,

Vọng câu đò đưa…

Tình người mộc mạc…

Bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời.

Đêm trăng lên nghe tiếng đò đưa ngân rất gần…

Nhớ chuyện Người thời xa xưa,

Bác lớn lên trên quê đất mẹ hiền…

Bác theo phường đi nghe hát,

quần xắn gối đứng đầu sân…

Dân mất nước mới lầm than mà nên lời ca nghe càng xót xa.

Tuổi ấu thơ Bác đã đi suốt chiều dài câu đò đưa

Tuổi ấu thơ Bác đã sống suốt chiều rộng câu dân ca

Đêm Kim Liên ấm áp… Ngày xưa hay hát phường. Ấy ngày hội những danh nhân. Đất nước đau thương nên đến luận bàn.

Bác theo phường đi nghe hát… Trăng đứng bóng trăng tà thôi

Bao thơ hay gỡ tơ rối mà trước cuộc đời đành bó tay.

Tuổi ấu thơ Bác đã đi suốt chiều dài câu đò đưa

Tuổi ấu thơ bác đã sống suốt chiều rộng câu dân ca

Rồi từ ấy, ơ… Bác tìm đường cứu nước non

Một khúc dân ca sâu lắng ơ quê nhà. Đêm Sông Lam dạt dào sóng nước, ơ… Vọng câu đò đưa…Tình người mộc mạc… Bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời.

Đêm quê hương nhớ Bác, lòng ta thêm ấm lòng, vườn nhà ngát hương cau, mái tranh quê xôn xao mấy tình đời.

Xưa theo phường đi nghe hát, nay Bác đã cho đời ta, ơi câu ca “độc lập tự do” mà nay toàn dân ta hát vang. Nỗi ước mong thủa xưa ,đã đến rồi ấy rạng rỡ, nay hát câu đò đưa thấy đời đẹp mênh mông. Càng nhớ Bác, nhớ ơn Người sâu nặng quê hương.”

Bác Hồ – một tình yêu bao la

Bác Hồ – một tình yêu bao la là một trong số những bài hát hay nhất của nhạc sĩ Thuận Yến. Ca khúc dẫn dắt người nghe đến bên Bác qua từng lời hát: “Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại…”. Qua bài hát, chân dung hiền hậu, nhân ái và tình thương yêu vô bờ bến của Bác với mọi lớp người trong xã hội đã được khắc họa một cách sâu sắc nhất. Ca khúc đã đem lại một cảm giác ấm áp, gần gũi khiến bao lớp người xúc động và “khắc cốt ghi tâm”.

Bác Hồ – một tình yêu bao la được sáng tác vào năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày sinh nhật Bác. Ý tứ được nhạc sĩ Thuận Yến gửi gắm trong bài hát xuất phát từ những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

Lời bài hát:

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất

trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.

Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,

cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam.

Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa,

Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà.

Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng,

Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương.

Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.

Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất

trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.

Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư

mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam.

Bác đem ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh,

Bác đem mùa xuân về mang hoa đẹp cho đời.

Bác như bài dân ca ru em bé vào đời,

Bác như vì sao sáng sáng giữa trời bao la,

như cánh chim không mỏi bay khắp trời quê hương,

xin khắc sâu ơn Người trong tâm hồn Việt Nam.”

Trả lời